Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng mới 2022

bởi Thùy Linh
Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng?

Chào Luật sư, vợ chồng tôi đã kết hôn được 02 năm, bây giờ tôi muốn nhập hộ khẩu cho vợ tôi thì cần rất nhiều giấy tờ trong đó có đơn xin nhập khẩu cho vợ tôi. Nhưng tôi cũng không rõ trong đơn này cần những thông tin gì. Rất mong được Luật sư giải đáp Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Thủ tục chuyển khẩu

Trước khi sử dụng mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho vợ để nhập hộ khẩu vào nhà chồng, cần tiến hành thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu tại nơi cư trú.

Nếu chuyển ra ngoài xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh thì Trưởng Công an xã, thị trấn sẽ có thẩm quyền cấp hộ khẩu. Còn nếu chuyển đi ngoài phạm vị quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố TW; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh hay thành phố trực thuộc TW thì Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Ngoài ra, để tiến hành chuyển khẩu, bạn cũng cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận nhân khẩu hoặc Sổ hộ khẩu;
  • Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu.

Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, người dân sẽ được Cơ quan Công an cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Thủ tục nhập khẩu về nhà chồng

Căn cứ theo Luật Cư trú 2020 thì vợ về ở với chồng hoặc ngược lại nằm trong các trường hợp được phép nhập hộ khẩu vào nhà người thân tại các thành phố trực thuộc Trung ương. 

Đẻ được nhập hộ khẩu, bên cạnh mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho vợ cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ khác bao gồm:

  • Giấy chuyển hộ khẩu;
  • Giấy tờ, các tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
  • Trường hợp chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc các giấy tờ chứng minh mối quan hệ vợ chồng;
  • Sổ hộ khẩu gia đình chồng.
  • Đơn xin nhập hộ khẩu (hoặc  Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu).

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ được tiếp nhận đầy đủ, không có sai sót thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải hoàn thành việc nhập khẩu công dân. Trường hợp không cấp văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng

Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận (huyện) này sang quận (huyện) khác

Trường hợp này phải thực hiện thủ tục cắt khẩu (cấp Giấy chuyển hộ khẩu) sau đó nhập khẩu (đăng ký thường trú) ở nơi ở mới và cuối cùng là xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ.

Đối tượng thực hiện

Thủ tục này áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

  • Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện;
  • Chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP Hải Phòng và TP. Cần Thơ).
Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng?
Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng?

Thủ tục cấp Giấy chuyển hộ khẩu (cắt khẩu)

Bước 1: Công dân thuộc các đối tượng nêu trên chuẩn bị hồ sơ gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ghi rõ tại Mục 15. Nôi dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Cấp giấy chuyển hộ khẩu.

  • Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và Sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu Sổ hộ khẩu cũ khi cấp Sổ hộ khẩu mới;
  • Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.

Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại:

  • Công an xã, thị trấn: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
  • Công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an phải cấp Giấy chuyển hộ khẩu cho công dân

Bước 3: Nhận giấy chuyển hộ khẩu tại nơi nộp hồ sơ.

Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn).

Mức nộp lệ phí theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Người nhận đem phiếu nộp lệ phí đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho người đến nhận kết quả.

Thủ tục đăng ký thường trú (nhập khẩu)

Sau khi được cấp giấy chuyển hộ khẩu, công dân thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Bản khai nhân khẩu đối với công dân từ 14 tuổi trở lên;
  • Giấy chuyển hộ khẩu;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên.

Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Ngoài ra, chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) về điều kiện diện tích tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Các trường hợp sau không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ đó:

  • Ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại:

  • Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.
  • Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả:

Trường hợp được giải quyết đăng ký thường trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

Trường hợp không giải quyết đăng ký thường trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Mẫu đơn chuyển khẩu về nhà chồng? . Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề quy định: công ty tạm ngừng kinh doanh, Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, cấp đổi lại sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Mẫu đơn xin chuyển khẩu có mấy phần?

Mẫu đơn xin chuyển khẩu gồm 02 phần chính:
– Phần trình bày các thông tin về cá nhân, địa chỉ thường trú, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, nội dung, lí do và xin nhập khẩu cho vợ,
– Phần xác nhận của cơ quan Công an, chữ ký và họ tên của Thủ trưởng cơ quan xác nhận.

Lưu ý khi viết đơn xin chuyển khẩu là gì?

Mặc dù không có quy định nào yêu cầu người làm Đơn xin chuyển khẩu phải tuân thủ quy định về văn phong, chữ viết… Tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung sau:
– Viết cùng một loại mực, không viết tắt, nội dung viết rõ ràng, mạch lạc;
– Không tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong đơn. Nếu viết sai nên in lại mẫu mới để điền.

Cách viết đơn xin chuyển khẩu?

Người dân khi điền vào mẫu này không cần điền vào nội dung ở phần xác nhận cơ quan Công an mà chỉ cần viết chi tiết, rõ ràng các thông tin ở phần đầu. Ngoài ra:
– Kính gửi: viết tên công an phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn cần xin xác nhận hộ khẩu.
– Họ tên: ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn.
– Sinh ngày…tại…: ghi theo giấy khai sinh.
– Mục CMND/CCCD: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp trùng với thông tin trên giấy tờ đó.
– Mục có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân.
– Mục đích xin nhập hộ khẩu cho vợ: ghi chính xác mục đích xin nhập hộ khẩu cho vợ
– Người làm đơn ghi địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, ký và ghi rõ họ tên.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm