Trong sinh hoạt hàng ngày hiện nay, chúng ta luôn sử dụng điện trong tất cả các hoạt động, bởi công nghệ hiện nay sử dụng rất nhiều điện, lượng điện tiêu thụ ngày càng tăng nhanh, lâu lâu lại bị quá tải điện dẫn đến mất điện. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện hàng ngày, các công ty điện lực đã được thành lập và đi vào hoạt động, bán điện và kiểm soát tiêu thụ điện, thực hiện các hoạt động tiêu thụ điện và giấy phép kinh doanh. Một trong những giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ cấp giấy phép hoạt động điện lực đó là Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. Hãy cùng LSX tìm hiểu về mẫu đơn này hiện nay có những nội dung như thế nào nhé.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực là mẫu đơn đề nghị gửi lên cơ quan có thẩm quyền về việc cấp giấy phép hoạt động điện lực của cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động điện lực . Trong mẫu đơn phải ghi rõ thông tin họ tên người đề nghị, tên doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận kinh doanh,….
Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực
Trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: Giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện.
Giấy phép phát điện được cấp cho tổ chức là đơn vị sở hữu nhà máy điện đối với từng nhà máy.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực mới năm 2023
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
– Cơ quan nhận đơn
– Nội dung trong đơn: thông tin người đề nghị và lý do đề nghị
– Ký xác nhận
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực
Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
a) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Hoạt động truyền tải điện;
c) Hoạt động xuất, nhập khẩu điện.
Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
a) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Hoạt động phân phối điện;
c) Hoạt động bán buôn điện;
d) Hoạt động bán lẻ điện;
đ) Tư vấn chuyên ngành điện lực.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc uỷ quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
a) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương;
b) Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương;
c) Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương;
d) Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm:
Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép cho nhiều hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, trong đó có ít nhất một hoạt động thuộc thẩm quyền của Cục Điều tiết điện lực thì giấy phép hoạt động điện lực cho các hoạt động này do Cục Điều tiết điện lực cấp.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực online
Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện như sau:
Hồ sơ trực tuyến thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;
– Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực;
– Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền theo hình thức trực tuyến (nếu có) phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực mới năm 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ luật sư Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 34 Luật Điện lực 2004 sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định các trường hợp sau đây được miễn giấy phép hoạt động điện lực:
(1) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
(2) Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công thương.
(3) Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
(4) Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân được miễn giấy phép hoạt động điện lực theo quy định nêu trên phải tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật Điện lực 2004.
Căn cứ Điều 7 Luật Điện lực 2004 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Trộm cắp điện.
Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.
Như vậy, theo quy định trên, nếu không thuộc trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực thì không được hoạt động điện lực không có giấy phép.