Giấy phép khai thác tài nguyên nước đây là văn bản có giá trị pháp lý nó chứng minh tổ chức, cá nhân có quyền khai thác khoáng sản đối với một diện tích được khi trên đơn rõ ràng. Chính vì vậy, mà trong tất cả những trường hợp, cá nhân, tổ chức họ sẽ luôn phải luôn xuất trình được giấy phép này khi có sự yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì lẽ đó, mà cá nhân, tổ chức có quyền đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước khi có nhu cầu tiếp tục khai thác tài nguyên nước. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 02/2023/NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước
Điều 34 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước như sau:
“Điều 34. Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước
1. Đơn đề nghị trả lại giấy phép.
2. Tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
3. Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo Mẫu 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.”
Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước gồm:
– Đơn đề nghị trả lại giấy phép.
– Tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
– Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước
Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước
Đơn đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản được đưa ra ở mẫu số 09 và mẫu số 15 được ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.
Nhìn chung, hai mẫu đơn đều có các điểm tương đồng, người làm đơn chủ yếu trình bày các thông tin cá nhân bao gồm tên, địa chỉ, phương thức liên lạc và đặc biệt phải nêu được lý do đề nghị trả lại. Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Thủ tục trả lại giấy phép giấy phép tài nguyên nước
Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
– Tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản; trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
– Trong thời gian không quá 05 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
Việc thẩm định hồ sơ thực hiện như sau:
– Trong thời gian không quá 05 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 03 ngày đối với trường hợp trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, kể cả kiểm tra thực địa;
– Trong thời gian không quá 30 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 05 ngày đối với trường hợp trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Trình hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép:
– Trong thời hạn không quá 02 ngày, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
– Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cho phép hoặc không cho phép trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 03 ngày trong trường hợp, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Trong thời gian không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 02 ngày, đối với trường hợp trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết quả.
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước như sau:
“Điều 28. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
h) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.”
Theo quy định nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước gồm:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
+ Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp:
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
+ Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
– Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp lại giấy phép đối với các trường hợp:
+ Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- HỒ SƠ CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC NHƯ THẾ NÀO NĂM 2023?
- QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ TÀI NGUYÊN NƯỚC
- DỊCH VỤ TẠM NGỪNG KINH DOANH CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI THÁI NGUYÊN
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước” hoặc các dịch vụ khác như là hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 26 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
2. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng quy mô công trình thay đổi dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép thì chủ giấy phép trả lại giấy phép đã được cấp cho cơ quan có thẩm quyền sau khi được cấp giấy phép mới.
3. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
4. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
Theo đó, nếu đã được cấp giấy phép nhưng chủ giấy phép tài nguyên nước nhưng không có nhu cầu sử dụng tiếp thì được trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
Mẫu 10 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước như sau:
Theo quy định nêu trên, việc đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện theo mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được quy định tại Mẫu 10 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP.