Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con mới năm 2022

bởi Thanh Loan
Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con mới năm 2022

Các vụ ly hôn là loại án thuộc lĩnh vực dân sự khi mà hai vợ chồng không còn tình cảm hay xảy ra tranh chấp không thể hàn gắn được nữa thì tiến hàn ly hôn chấm dứt mọi quan hệ với nhau từ tài sản cho đến quyền và nghĩa vụ. Trên thực tế, án ly hôn hiện nay là loại án chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các vụ án tranh chấp tại tòa án, một năm có rất nhiều vụ . Hơn nữa, việc giành quyền nuôi con trong các vụ án ly hôn là vấn đề gây nhiều bất đồng nhất, có nhiều trường hợp không đồng ý với kết quả toà án đưa ra về quyền nuôi con. Do đó, kháng cáo quyền nuôi con cũng xảy ra rất nhiều. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con năm 2022 theo quy định mới nhất ở bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn những thông tin cần phải có trong mẫu đơn khách cáo và cần phải viết như thế nào để đúng quy định.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm kháng cáo

Kháng cáo là thủ tục yêu cầu Tòa án cấp trên so với Tòa án cấp xét xử phúc thẩm nhằm xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định của tòa án nếu đương sự không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung của bán án, quyết định.

Kháng cáo giành quyền nuôi con là gì?

Kháng cáo quyền nuôi con hay chính là kháng cáo giành quyền nuôi con; thường do một bên vợ hoặc chồng thực hiện do không đồng ý với phán quyết của Tòa án trong vụ án ly hôn giành quyền nuôi con. Thông thường, người kháng cáo là người không được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung theo nội dung của bản án đã tuyên trước đó.

Khi nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con?

Theo điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014, dựa trên trên cơ sở quyền lợi, lợi ích của trẻ, khi có đơn yêu cầu và xét thấy có một trong các căn cứ dưới đây thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Để yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, người có yêu cầu (thường là cha/mẹ trẻ) nộp đơn xin thay đổi người nuôi con sau ly hôn và các giấy tờ liên quan cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền (Tòa án nơi người con đang cư trú).

Thủ tục xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Để được giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, cha mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

Theo đó, người muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định…, chứng minh mình có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…

Ngoài việc chứng minh điều kiện nuôi con của mình, bên có nhu cầu giành quyền nuôi con có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định ….

Để được tòa án giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp ly hôn, bạn cần chuẩn bị những thủ tục sau:

  • Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
  • Bản án ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Người muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để được giải quyết.
Lưu ý: Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì ai trong hai vợ chồng muốn nuôi con phải hỏi qua nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi và chăm sóc con.

Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con mới năm 2022
Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con mới năm 2022

Khi nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con?

Đầu tiên, căn cứ vào thỏa thuận giữa cha/mẹ trẻ. Tòa án tôn trọng trọng sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên cha, mẹ trẻ;

Nếu cha, mẹ trẻ không thể thỏa thuận được, Tòa án sẽ xem xét điều kiện kinh tế, nhà cửa, thời gian chăm sóc, môi trường sống, môi trường học tập, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha/mẹ… ai có nhiều điều kiện tốt và phù hợp hơn với trẻ sẽ được giao quyền nuôi dưỡng trẻ.

Để được giành quyền nuôi con, ngoài việc nộp Đơn xin giành quyền nuôi con, cha/mẹ trẻ phải cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ), chứng minh điều kiện giáo dục, vui chơi… để Tòa án xem xét và quyết định người nuôi dưỡng trẻ.

Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nội dung chính của đơn kháng cáo quyền nuôi con

Căn cứ Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự năm ngoái : “ 1. Khi thực thi quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có những nội dung chính sau đây :

a ) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo ;

b ) Tên, địa chỉ ; số điện thoại thông minh, fax, địa chỉ thư điện tử ( nếu có ) của người kháng cáo ;

c ) Kháng cáo hàng loạt hoặc phần của bản án, quyết định hành động của Tòa án cấp xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực thực thi hiện hành pháp lý ;

d ) Lý do của việc kháng cáo và nhu yếu của người kháng cáo ;

đ ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo

Tải xuống mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con mới năm 2022

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Những lưu ý khi viết đơn kháng cáo quyền nuôi con

Phần kính gửi: Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm về vấn đề quyền nuôi con. Ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào; Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

Phần người kháng cáo: Ghi đầy đủ họ tên của người kháng cáo quyền nuôi con.

Phần địa chỉ: Ghi đầy đủ, cụ thể địa chỉ nơi cư trú của người kháng cáo quyền nuôi con. Trường hợp Tòa án có thông báo hay tống đạt văn bản gì thì sẽ gửi đến địa chỉ này của người kháng cáo.

Ghi rõ tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo quyền nuôi con; là nguyên đơn hay bị đơn.

Phần nội dung kháng cáo: Ghi cụ thể kháng cáo bản án; quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án; quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó.

Phần lý do của việc kháng cáo: Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo bản án. Phần này chủ yếu trình bày về nguyên nhân dẫn đến việc kháng cáo.

Phần yêu cầu Tòa án giải quyết: Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo bản án yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết như xem xét lại phần nào hay yêu cầu hủy toàn bộ bản án,… Ở đây là về vấn đề quyền nuôi con.

Những tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn kháng cáo quyền nuôi con: Ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo.

Ký tên: Người kháng cáo ký và ghi rõ họ tên của người kháng cáo quyền nuôi con.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con mới năm 2022”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về làm sổ đỏ, tách sổ đỏ, chuyển đất ruộng sang đất ở, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, thời hạn của hộ chiếu ngoại giao…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Kháng cáo quyền nuôi con mất bao nhiêu tiền?

Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí kháng cáo giành quyền nuôi con, số tiền nộp tạm ứng án phí sẽ là 300.000 đồng.
Ngoài ra thì sẽ phát sinh một số chi phí khác  phát sinh trong quá trình đi lại, thu thập, xác minh thêm các tài liệu chứng cứ.
Trong một số trường hợp cần thiết thì có thể phát sinh chi phí thuê luật sư để sử dụng dịch vụ pháp lý, bảo về quyền nuôi con của mình. 

Quá thời hạn kháng cáo giành quyền nuôi con được không?

Nếu làm đơn kháng cáo quá hạn 15 ngày thì vẫn có thể được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn nếu căn cứ vào tài liệu; chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn; ý kiến của người kháng cáo quá hạn; đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp; hội đồng kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.

Thủ tục, trình tự kháng cáo quyền nuôi con?

Bước 1: Nộp hồ sơ kháng cáo giành quyền nuôi con.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ kháng cáo giành quyền nuôi con; đương sự có thể nộp trực tiếp nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (ghi rõ ra là tòa án nào) hoặc có thể nộp thông qua bằng đường bưu điện.
Bước 2: Tòa án tiếp nhận, kiểm tra, ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Sau khi nhận được hồ sơ kháng cáo giành quyền nuôi con, Tòa án sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và ra một trong các thông báo
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án giành quyền nuôi con.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Sau khi xem xét lại hồ sơ, cũng như các tài liệu chứng cứ kèm theo, biên bản làm việc, nghiên cứu lại hồ sơ vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành đưa vụ án ra xét xử. Tùy từng trường hợp cụ thể việc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm sẽ có một trong những kết quả:
Bản án sơ thẩm sẽ được giữ nguyên;
Sửa bản án sơ thẩm trước đó;
Hủy bản án mà Tòa sơ thẩm đã tuyên; đình chỉ giải quyết vụ án;
Đình chỉ xét xử phúc thẩm, tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm