Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024

bởi Anh
Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024

Kiến nghị là việc một người muốn bày tỏ quan điểm của mình đến với các cấp chính quyền về một vấn đề này đó cần xin ý kiến hoặc góp ý. Những kiến nghị mà bạn đưa ra hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tiễn nếu nó có khả năng thực hiện và thực sự hợp lý. Khi đưa ra kiến nghị thì ngoài việc phải suy nghĩ được những kiến nghị có ích thì bạn cũng cần phải làm đơn theo quy định hiện nay. Vậy mẫu đơn kiến nghị hiện nay như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Tiếp công dân 2013

Kiến nghị là gì?

Việc được thể hiện ý kiến của mình là rất quan trọng đối với mỗi người. Việc thể hiện ý kiến sẽ giúp cho các công việc trong cuộc sống của chúng ta có thể được giải quyết một cách rõ ràng và phát huy được năng lực của người đưa ra ý kiến cũng như đem lại cái nhìn toàn diện của mỗi người.

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

    Theo đó, kiến nghị là một văn bản được cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp về một vấn đề nào đó liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

Kiến nghị có thể được gửi đến các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có thẩm quyền.

>> Xem thêm: Tội làm lộ bí mật nhà nước

Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024
Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024

Người đến kiến nghị có quyền và nghĩa vụ gì?

Về mặt pháp luật thì khi bạn đưa ra một kiến nghị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đã hình thành một mối quan hệ giữa hai đối tượng. Chính vì vậy khi đưa ra kiến nghị thì bạn có thể có quyền và nghĩa vụ. Vậy cụ thể những quyền và nghĩa vụ này được định nghĩa như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:

Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

  1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
    a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
    b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
    c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
    d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
    đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
    e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    Theo đó, công dân đến kiến nghị có quyền và nghĩa vụ sau:

(1) Quyền của công dân đến kiến nghị

  • Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
  • Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
  • Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
  • Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
  • Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

(2) Nghĩa vụ của công dân đến kiến nghị

  • Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
  • Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
  • Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
  • Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024
Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024

Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024- Tải xuống mẫu

Hiện nay những mẫu đơn kiến nghị không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Bạn có thể tìm được những mẫu đơn này ở rất nhiều nơi trên mạng. Nhưng những mẫu đơn chính xác cũng cần phải có sự chọn lọc. Vậy hãy thử tham khảo mẫu đơn dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Đơn kiến nghị là một văn bản do cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp về một vấn đề nào đó liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

Dưới đây là mẫu đơn kiến nghị mới nhất năm 2024:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [13.31 KB]

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu đơn kiến nghị gửi ubnd huyện 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đơn kiến nghị cần có những nội dung gì?

Đơn kiến nghị cần phải có đầy đủ các nội dung sau:
– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi kiến nghị: Ghi rõ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức gửi kiến nghị.
– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận kiến nghị: Ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận kiến nghị.
– Nội dung kiến nghị: Ghi rõ nội dung kiến nghị, nêu rõ vấn đề cần kiến nghị, lý do kiến nghị, đề xuất giải pháp.
– Chữ ký của cá nhân, tổ chức gửi kiến nghị: Nếu kiến nghị được gửi bằng đơn, thư thì phải có chữ ký của người hoặc đại diện của tổ chức gửi kiến nghị.

Ý nghĩa của hoạt động kiến nghị là gì?

Kiến nghị không chỉ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhận quản lý đón nhận được thông tin hữu ích mà còn đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách trong các lĩnh vực.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm