Hiện nay, hành vi lừa đảo trên mạng xã hội xảy ra ngày càng phổ biến với nhiều hình thức tinh vi, khó nhận biết. Người dân cần cảnh giác và cẩn thận khi mua bán hay thực hiện các giao dịch thông qua mạng xã hội để đề phòng nguy cơ bị lừa đảo.
Bị lừa đảo qua mạng có kiện được không là thắc mắc mà nhiều người đặt ra khi vướng phải tình huống bị lừa đảo qua mạng. Tuy nhiên, khởi kiện thường chỉ dùng cho các tranh chấp dân sự.
Còn lừa đảo qua mạng là hành vi trái pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy người bị lừa đảo phải tố giác với cơ quan có thẩm quyền được được xử lý. Vậy thì Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng được viết như thế nào? Nộp ở đâu hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sự phát triển, biến tướng ngày càng tinh vi, khó dự đoán và khó phòng ngừa hơn.
Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bạn cần trình báo kịp thời đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế các cá nhân, tổ chức thường hay lúng túng trong quá trình soạn thảo đơn trình báo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trình tự thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo qua mạng chi tiết
Bước 1: Thu thập thông tin, bằng chứng bị lừa đảo qua mạng
Bước này là vô cùng quan trọng, nếu như các bạn không có thông tin về đối tượng lừa đảo qua mạng mà cứ trình báo thì sẽ không được hỗ trợ, do vậy trước khi trinh báo công an khi bị lừa đảo, các bạn cần phải thu thập các thông tin chứng cứ bị lừa đảo thì mới được giải quyết.
Trên thực tế, nhiều người vừa mới bị lừa đảo qua mạng là ngay lập tức gọi cho công an; rồi kể lể sự việc của mình… Nhưng khi được hỏi bằng chứng lừa đảo đâu? Đối tượng lừa đảo tên gì, ở đâu? thì nói em không biết… Thế thì công an sẽ không thể có căn cứ nào để nhận tin tố giác tội phạm; để lên chuyên án điều tra được.
Các bạn có thể thu thập thông tin bằng chứng lừa đảo qua các hình thức sau:
- Thu thập thông tin bằng chứng lừa đảo: Chụp màn hình đoạn chat; khi giao dịch, quay video clip quá trình giao dịch, ghi âm cuộc hội thoại khi giao dịch, kèm theo; các vật chứng như hàng kém chất lượng, hàng không đúng chủng loại…. Hoặc nếu có người khác cũng bị lừa đảo, các bạn có thể; liên hệ với những người bị hại đó để thu thập thêm chứng cứ.
- Thu thập thông tin; đối tượng lừa đảo: Các bạn thu thập các thông tin như họ tên, số điện thoại, email; ( nếu có ), địa chỉ thường trú / hoặc tạm trú, nơi làm việc, trụ sở doanh nghiệp lừa đảo…
Các bạn lưu ý, theo nguyên tắc thì khi công an nhận được tin tố giác tội phạm; thì phải xác minh, tuy nhiên; nếu như trường hợp bị lừa đảo qua mạng thì rất khó để điều tra xác minh; do vậy các bạn cần phải cung cấp thông tin, chứng cứ đầy đủ
Bước 2: Trình báo đến công an theo đúng thẩm quyền
Bước này cũng rất quan trọng, nếu như các bạn trinh báo công an; mà không đúng thẩm quyền thì sẽ không được giải quyết, hoặc; sẽ bị trả hồ sơ tố giác, do vậy các bạn cần phải trình báo đúng thẩm quyền của công an. Dưới đây là cách xác định thẩm quyền trình báo lừa đảo.
Hướng dẫn trình tự thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo sao cho đúng thẩm quyền:
+ Thứ nhất, thẩm quyền theo lãnh thổ: Nghĩa là, đối tượng lừa đảo đang sinh sống ở đâu; hoặc trụ sở của công ty lừa đảo đang ở đâu; thì tố giác đến cơ quan công an điều tra; hoặc viện kiểm sát ở khu vực đó để được tiếp nhận; và kiến nghị khởi tố hình sự đối tượng lừa đảo. ( Ưu tiên số 1 hình thức này )
Ví dụ: Đối tượng lừa đảo đang sinh sống, trụ sở của công ty lừa đảo; ở Quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh; thì các bạn phải trình báo đến cơ quan điều tra, hoặc viện kiểm sát ở Quận 5 TPHCM; để được tiếp nhận và giải quyết.
+ Thứ 2, trường hợp không biết đối tượng lừa đảo đang ở đâu; thì trình báo vụ việc lừa đảo đến công an xã, phường; thị trấn, Đồn Công an ở khu vực bạn đang sinh sống và làm việc.
Trường hợp trình báo lừa đảo đến công an xã, phường, thị trấn; thì các bạn chỉ được tiếp nhận, lập biên bản, kiểm tra, xác minh sơ bộ sự việc của bạn; sau đó mới được chuyển hồ sơ của bạn đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Các bạn có thể thực hiện thủ tục trình báo công an; khi bị lừa đảo qua mạng bằng nhiều hình thức khác nhau; như: Nộp đơn trình báo trực tiếp tại trụ sở cơ quan điều tra; viện kiểm sát, hoặc gửi qua đường bưu điện, hoặc gửi qua hòm thư điện tử ( nếu có )
Khi các bạn trình báo công an khi bị lừa đảo thì phải cung cấp các bằng chứng; cũng như thông tin của đối tượng lừa đảo để cơ quan chức năng; có căn cứ tiếp nhận, xác minh vụ việc.
Đối với trường hợp bạn trình báo lừa đảo đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát thì họ sẽ tiến hành những công việc sau:
Đầu tiên, họ sẽ lập biên bản tiếp nhận sự việc trình báo của bạn; và ghi vào sổ tiếp nhận tố giác tội phạm ( Trong quá trình này, họ có thể ghi âm; hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận hồ sơ trình báo của bạn ).
Tiếp theo, nếu như đơn trình báo của bạn có căn cứ, dấu hiệu của tội lừa đảo; thì cơ quan điều tra họ sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự với tội danh lừa đảo.
Trường hợp bạn trình báo lừa đảo đến công an xã, phường, thị trấn, đồn công an; thì họ sẽ thực hiện như sau:
Đầu tiên là họ sẽ tiếp nhận đơn tố giá tội phạm của bạn; –> Sau đó họ sẽ lập biên bản tiếp nhận đơn trình báo của bạn; –> Tiếp theo là họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ sự việc mà bạn trình báo; –> Sau đó, họ sẽ chuyển ngay đơn trình báo tố giác phạm kèm theo tài liệu; đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Cách viết mẫu đơn trình báo lừa đảo qua mạng
Thông tin của người tố cáo, người trình báo phải được ghi đầy đủ, chính xác và trung thực.
Người tố cáo, người trình báo phải ghi đầy thông tin cơ bản của người lừa đảo trong đơn.
Những tình tiết phải được trình bày một cách khách quan;; cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính đúng đắn của sự việc.
Tải xuống Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mẫu đơn trình báo lừa đảo qua mạng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mã số thuế cá nhân tra cứu ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Để được có quan có thẩm quyền giải quyết, người bị lừa đảo phải làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về đơn tố giác tội phạm về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu vụ việc không thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra tiếp nhận thì cơ quan này có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Hồ sơ tố giác việc lừa đảo qua mạng gồm có:
– Đơn trình báo công an;
– Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).