Có thể thấy rằng, hiện nay số lượng các vụ bạo hành, đánh đập ngày càng tăng; khiến cho công tác phòng chống tội phạm của công an gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là việc nhiều người không tiến hành trình báo khi bị đánh đập; khiến cho lực lượng công an nhân dân cũng gặp vướng mắc trong việc ngăn chặn; cũng như xử lý các vụ việc bạo hành một cách kịp thời; dẫn đến những sự việc nạn nhân bị xâm hại mạnh mẽ về tinh thần; sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Do vậy, nếu bạn đang là nạn nhân hoặc bạn là người chứng kiến việc bạo hành; thì viết đơn trình báo về việc bị đánh với cơ quan công an để xử lý kịp thời. Vậy ” mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh” được viết như thế nào?.
Câu hỏi: Chào luật sư, 2 Hôm trước em trai tôi bị một người cùng làng đánh phải nhập viện. Bây giờ tôi muốn trình báo lên cơ quan công an về việc bị đánh của em trai thì nên viết đơn như thế nào ạ?.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Đơn trình báo về việc bị đánh được hiểu như thế nào?
Đơn trình báo được hiểu là văn bản được các nhân, tổ chức; sử dụng khi muốn trình báo với cơ quan công an về một sự việc nào đó đã được diễn ra. Theo đó, đơn trình báo là loại văn bản có nội dung hướng về những đối tượng bị tác động; chịu quy chế từ các quyết định hành chính hoặc là các hành vi được xem là trái pháp luật. Mục đích chính của đơn trình báo chính là cá nhân, tổ chức có dấu hiệu bị xâm phạm; sẽ đưa ra yêu cầu cơ quan công an tiến hành xem xét vụ việc; và bảo vệ lợi ích bị xâm phạm của mình.
Đơn trình báo về việc bị đánh chính là văn bản ghi nhận việc cá nhân bị đánh; yêu cầu cần có sự can thiệp phân giải, giải quyết của công an; hoặc trình báo công an về những vấn đề liên quan đến việc mình bị đánh, bị bạo hành; được trình bày trong đơn tố cáo nhằm yêu cầu cơ quan này vào cuộc giải quyết vấn đề của mình.
Cách viết mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh
Để việc viết đơn trình báo đúng thì các bạn nên lưu ý; một số cách điền mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh như sau:
– Người trình báo: ghi đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú; chứng minh nhân dân. căn cước công dân. Trường hợp có đại diện thay mặt thì phải ghi đầy đủ thông tin của người đại diện đó
– Đối tượng bị trình báo: Người trình báo cần ghi rõ thông tin đối tượng; mà mình muốn trình báo cơ quan công an; cũng như trình bày rõ vụ việc mà đối tượng này đã gây ra cho mình
– Nội dung cần phải đảm bảo trong đơn trình báo:
– Cần ghi rõ quyền và lợi ích của bản thân khi bị xâm phạm; ( trong trường hợp trình báo về việc bị đánh thì ghi rõ; quyền bị xâm phạm là quyền được bảo đảm về sức khỏe, tính mạng, tinh thần)
– Tóm tắt lại sự việc cần trình báo một cách ngắn gọn, trung thực; rõ ràng mọi diễn biến của vụ việc cũng
– Cần ghi rõ cơ quan tiếp nhận đơn trình báo
– Cam kết của người gửi đơn trình báo; Cam kết về nội dung được trình bày trong mẫu đơn trình báo; khẳng định tính chính xác của những nguồn dẫn chứng đính kèm
– Các tài liệu được gửi kèm đơn trình báo chứng minh bản thân bị đánh, bị bạo hành.
Lưu ý khi viết đơn trình báo công an về việc bị đánh
– Thông tin ghi trong mẫu đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng; thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
– Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian.
– Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo; để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.
– Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an; để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.
Tải mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh
Mời bạn xem và tải đơn trình báo công an về việc bị đánh tại đây:
Thủ tục trình báo khi bị đánh
Bước 1: Thu thập chứng cứ bị đánh, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
– Giấy tờ tùy thân của người bị hại như chứng minh thư; căn cước công dân, căn cước công dân có mã vạch
– Sổ hộ khẩu có tên người bị hại
– Những bằng chứng kèm theo chứng minh về hành vi gây thương tích cho người khác; cũng như xác định mức độ chính xác của vụ việc
– Những giấy tờ này cần photo công chứng và mang theo bảng gốc để đối chiếu khi cần thiết.
Bước 2: Tố cáo, trình báo đến cơ quan Công an theo đúng thẩm quyền
Liên hệ trực tiếp, hoặc liên hệ qua điện thoại; hoặc liên hệ qua email của cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm; và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. (tin tố giáo có thể là lời nói, hoặc bằng văn bản: Mẫu đơn trình báo công an về việc bị ).
Những cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận; và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Đây là 2 cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận tố giác; tin báo về tội phạm, và có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; nếu có dấu hiệu của tội phạm.
Bước 3: Công an xác minh thông tin, chứng cứ vụ việc
Khi trình báo công an khi bị đánh thì phải cung cấp các bằng chứng; cũng như thông tin của đối tượng lừa đảo; để cơ quan chức năng có căn cứ tiếp nhận, xác minh vụ việc.
Tiếp theo, cơ quan chức năng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) sẽ xem xét; đánh giá chứng cứ để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm; nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ kiến nghị khởi tố vụ án; sau đó cơ quan điều tra sẽ vào cuộc để điều tra vụ án.
Bước 4: Công an điều tra vụ án cố ý gây thương tích cho người khác
Trong quá trình điều tra, nếu xét thấy cần thiết; thì cơ quan điều tra sẽ thực hiện lệnh bắt giữ người khẩn cấp; để ngăn chặn việc tội phạm bỏ trốn; khám xét và các hoạt động điều tra thu thập tài liệu có liên quan.
Quá trình này chủ yếu sẽ do cơ quan chức năng thực hiện; đôi khi cơ quan chức năng cần thêm những thông tin liên quan; hoặc cần sự trợ giúp của người làm chứng, người chứng kiến, người bị hại; người có quyền và nghĩa vụ liên quan,… thì những người này cần phải hợp tác cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan chức năng.
Bước 5: Tiến hành thủ tục truy tố vụ án hình sự
Truy tố vụ án hình sự với đối tượng đánh người do viện kiểm sát thực hiện; ở giai đoạn này họ sẽ tiến hành nghiên cứu lại hồ sơ của vụ án; đồng thời kiểm tra lại toàn bộ các bằng chứng đã thu thập được trong quá trình điều tra; từ đó xem xét có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử hay không.
+ Trong trường hợp đã đủ điều kiện để xét xử tội cố ý gây thương tích cho người khác; thì viện kiểm sát sẽ ra quyết định truy tố bị can; đồng thời chuyển hồ sơ vụ án này đến Tòa án.
+ Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xét xử( còn thiếu chứng cứ, sự việc chưa rõ ràng ); thì viện kiểm sát có thể trả hồ sơ và yêu cầu điều tra thêm; hoặc có thể đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
Bước 6: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án
Sau khi nhận hồ sơ của Viện kiểm sát; thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục liên quan để xét xử vụ án hình sự; quá trình xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau; Chuẩn bị xét xử –> Khai mạc phiên tòa sơ thẩm –> Tiến hành xét hỏi –> Tranh luận trước tòa –> Nghị án và tuyên án.
Lúc này, kết thúc phiên tòa; bị cáo có thể kháng cáo bản án hoặc quyết định của Tòa án trong thời hạn 15 kể từ ngày Tòa án ra bản án, quyết định. Hết thời hạn này thì bị cáo, đương sự không có quyền kháng cáo nữa.
Bước 7: Thi hành án đối với bản án của Tòa án
Trong bản án, hoặc quyết định của Tòa án sơ thẩm; sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án, quyết định mà không có kháng cáo; thì bản án, quyết định đó sẽ có hiệu lực pháp luật; lúc này sẽ chuyển qua giai đoạn thi hành án hình sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền. Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu quyết định khen thưởng của UBND xã mới
- Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
- Mẫu đơn trình báo lừa đảo
Câu hỏi thường gặp
Hành vi đánh người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015
Hành vi đánh người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, hành vi này có thể bị phạt tù từ 6 tháng trở lên, Thậm chí có thể bị tù chung thân.
Theo khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:
“4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt…”.
Như vậy, để đơn trình báo được giải quyết một cách nhanh nhất, khi phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tội, người dân nên trình báo tại cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra.