Vấn đề bị người khác đe dọa có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, tinh thần và uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác, do vậy nếu như bị người khác đe dọa giết người, đe dọa sẽ thực hiện một hành vi nào đó ảnh hưởng đến các chủ thể khác thì chủ thể bị đe dọa đó có thể làm đơn trình báo đến cơ quan chứ năng để được hỗ trợ giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả, tránh những hậu quả và hệ lụy xấu có thể xảy ra về sau này. Vậy ” Mẫu đơn trình báo công an về việc bị de dọa” được viết như thế nào?.
Câu hỏi: Chào luật sư, em đang có mâu thuẫn với một nhóm bạn; và mỗi khi gặp các bạn đều đe dọa là sẽ đánh em, thậm chí nhiều lúc cong dọa giết em. vậy thì em phải làm gì khi bị đe dọa như thế ạ?.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Đơn trình báo công an về việc bị đe dọa là gì?
Đơn trình báo được hiểu là văn bản được các nhân, tổ chức; sử dụng khi muốn trình báo với cơ quan công an về một sự việc nào đó đã được diễn ra. Theo đó, đơn trình báo là loại văn bản có nội dung hướng về những đối tượng bị tác động; chịu quy chế từ các quyết định hành chính hoặc là các hành vi được xem là trái pháp luật. Mục đích chính của đơn trình báo chính là cá nhân, tổ chức có dấu hiệu bị xâm phạm; sẽ đưa ra yêu cầu cơ quan công an tiến hành xem xét vụ việc; và bảo vệ lợi ích bị xâm phạm của mình.
Đơn trình báo công an về việc bị đe dọa là mẫu đơn hành chính được cá nhân, tổ chức sử dụng gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền để trình bày sự việc cá nhân, tổ chức đó bị một chủ thể khác đe dọa được biết và yêu cầu chủ thể có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý chủ thể có hành vi đe dọa theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ trình báo về bị đe dọa:
+ Đơn trình báo, tố giác hành vi đe dọa;
+ Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản thân;
+ Căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa, cố tình gây áp lực tinh thần như hình ảnh, video, tin nhắn mạng xã hội, tin nhắn ứng dụng, thư tay hay bất kỳ một hình thức nào khác mà qua đó bạn cảm thấy được sự bất thường có dụng ý đe dọa đến bạn và gia đình.
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn trình báo về việc bị đe dọa lên cơ quan công an
Phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa đó ( Công an xã/ phường/thị trấn, Trưởng Công an xã,..).
– Người làm đơn trình bày cụ thể, chi tiết và chính xác diễn biến sự việc một cách khách quan theo tiến trình thời gian và nêu cả người làm chứng (nếu có). Ngoài ra, có thể nêu thêm những tình tiết có liên quan đến vụ việc đã xảy ra trước đó để cơ quan công an có thêm cơ sở dữ liệu để điều tra, xác minh.
– Người làm đơn trình bày nguyện vọng của mình về các vấn đề quan tâm và mong được cơ quan công an tham gia giải quyết.
– Người làm đơn có thể gửi kèm theo đơn trình báo tài liệu chứng cứ (kèm theo) và ghi rõ tên loại tài liệu (hình ảnh, quyết định, đơn từ, hợp đồng, hóa đơn…..).
Lưu ý: Trình bày các sự kiện dẫn đến việc chủ thể làm đơn trình báo tố giác việc cá nhân/tổ chức bị đe dọa. Trong trường hợp bạn biết rõ chủ thể thực hiện hành vi đe dọa là ai, bạn có thể trình bày các thông tin của người này mà bạn biết được, ví dụ như tên, địa chỉ cư trú,.. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa thì người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Tải Mẫu đơn trình báo công an về việc bị de dọa
Mời bạn xem và tải Mẫu đơn trình báo công an về việc bị de dọa tại đây:
Đe dọa người khác bị phạt như thế nào?
Đe dọa người khác bằng những hành vi; lời nói hoặc hành động đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy từng mức độ vi phạm pháp luật có quy định xử lý khác nhau. Tùy vào tức mức độ nghiêm trọng mà hành vi dọa đánh người khác; sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí có thể bị xử lý hình sự.
Xử phạt hành chính
Mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:
“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Theo đó, người có hành vi dọa đánh người khác; thì có thể bị xử lí vi phạm hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Xử lý hình sự
Căn cứ theo hành vi đe dọa ở đây qua hình thức như thế nào; nếu có những hành vi được coi là tội phạm; trước hết phải có tính chất và mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. Việc dọa đánh phải có căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa đó có thể xảy ra; tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Khi đó thì bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an cấp huyện (quận, thị xã); với hành vi: Đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng; việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Theo đó, cần phải xem xét hành vi thu thập các thông tin về thân nhân của nạn nhân; cũng như hành vi đe dọa của người đe dọa đối với nạn nhân nhằm mục đích gì; thì mới xác định được cụ thể trường hợp này có cấu thành tội phạm hình sự hay không. Trường hợp này cần cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan công an; để cơ quan điều tra làm rõ vụ việc.
Trường hợp cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu tội phạm và khởi tố vụ án; tùy theo tình hình thực tế mà thủ trưởng cơ quan điều tra; quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp ngăn chặn thích hợp; như tạm giam, tạm giữ… người bị tố giác để bảo vệ sự an toàn cho người bị dọa.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mẫu đơn trình báo công an về việc bị de dọa” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền. Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quyết định cưỡng chế thu hồi đất
- Quy định về thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau theo luật Bảo hiểm xã hội
- Làm gì khi bị người khác dọa đánh
Câu hỏi thường gặp
Đơn trình báo công an về việc bị đe dọa là văn bản dùng để trình bày sự việc cá nhân, tổ chức đó bị một chủ thể khác đe dọa và yêu cầu chủ thể có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý chủ thể có hành vi đe dọa theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa còn là cơ sở để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết yêu cầu trình báo của cá nhân đó.
Hành vi đe dọa người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó:
Mức phạt tù đối với Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự như sau:
Khung hình phạt tăng nặng với tội này là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Phạm tội đối với 02 người trở lên;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi;
– Phạm tội để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Theo khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:
“4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt…”.
Như vậy, để đơn trình báo được giải quyết một cách nhanh nhất, khi phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tội, người dân nên trình báo tại cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra.