Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, kéo theo đó là những mặt trái của xã hội cũng ngày càng phức tạp. Trong đó, những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sự phát triển; biến tướng ngày càng tinh vi, khó dự đoán và khó phòng ngừa hơn. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị lừa đảo; chiếm đoạt tài sản; bạn cần trình báo kịp thời đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy ” mẫu đơn trình báo lừa đảo tài” được viết như thế nào? trình bày ra sao?; hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Mẫu đơn trình báo lừa đảo
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; trong trường hợp bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; bạn cần trình báo kịp thời đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mời bạn xem và tải mẫu đơn trình báo lừa đảo tại đây:
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lừa đảo được hiểu là hành vi tạo lòng tin lên người khác nhằm mục đích thu lợi bất chính; trái với pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Chủ yếu là những hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản vốn không thuộc về mình; và sử dụng một cách bất hợp pháp.
Hành vi lừa đảo hiện nay vô cùng tinh vi và đa dạng hóa. Lừa đảo có thể thấy phổ biến như lừa đảo qua điện thoại; giả danh những người có chức quyền thu lợi từ người dân, những người nhẹ dạ cả tin. Cũng có thể là giả dạng doanh nghiệp bán hàng giả, hàng nháy cho khách hàng… và những hành vi này chung quy đều mang đến thiệt hại cho người bị hại; thu được lợi ích bất chính.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi thường xuyên được diễn trong cuộc sống hằng ngày. Nó gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho những nạn nhân; cũng như thân nhân của nạn nhân đó. Những nạn nhân mà người lừa đảo thường nhắm đến; là những người nghèo khó, cả tin, mong muốn có cơ hội để đổi đời; hoặc do những nguyên nhân khách quan khác; mà làm cho những nạn nhân tin để giao tiền hoặc tài sản khác cho họ và họ bỏ trốn. Do quá tin người; những nạn nhân bất giác bị mất số tiền rất lớn có người thì gia đình tan vỡ; có người không thể có khả năng chi trả cho món nợ mình đã mượn để đưa cho bọn lừa đảo; thậm chí có người đã tự tử.
Vì vậy, khi bị một người lừa đảo; cách tốt nhất là đi trình báo hoặc tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền(cơ quan Công an; Viện kiểm sát). Bởi vì số tài sản bạn bị lừa đảo không phải là không bao giờ có thể lấy được. Bạn còn có thể hy vọng vào cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ bắt được người lừa đảo. Họ sẽ xác nhận nguồn tin báo tội phạm; và có thể giúp bạn tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, điều tra. Nếu như đủ chứng cứ thì họ sẽ khởi tố vụ án hình sự; kết quả cuối cùng hướng tới là đưa người đó ra xét xử; và buộc người đó phải trả lại tài sản mà họ đã chiếm đoạt.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau; Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác; trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều; 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;”
Đây là các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ngoài các khung hình phạt bị phạt tù ra thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung; bao gồm phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề từ 1 – 5 năm; hoặc cũng có thể bị tịch thu tài sản tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Lưu ý khi soạn thảo mẫu đơn trình báo lừa đảo
– Thông tin của người tố cáo, người trình báo phải được ghi đầy đủ, chính xác và trung thực.
– Người tố cáo, người trình báo phải ghi đầy thông tin cơ bản của người lừa đảo trong đơn.
– Những tình tiết phải được trình bày một cách khách quan; cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính đúng đắn của sự việc.
Thủ tục trình báo khi bị lừa đảo
Bước 1: Thu thập chứng cứ bị lừa đảo, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
– Giấy tờ tùy thân của người bị hại như chứng minh thư; căn cước công dân, căn cước công dân có mã vạch
– Sổ hộ khẩu có tên người bị hại
– Những bằng chứng kèm theo chứng minh về hành vi lừa đảo; cũng như xác định mức độ chính xác của vụ việc
– Những giấy tờ này cần photo công chứng và mang theo bảng gốc để đối chiếu khi cần thiết.
Bước 2: Tố cáo, trình báo đến cơ quan Công an theo đúng thẩm quyền
Liên hệ trực tiếp, hoặc liên hệ qua điện thoại; hoặc liên hệ qua email của cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm; và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. (tin tố giáo có thể là lời nói, hoặc bằng văn bản: Mẫu đơn trình báo lừa đảo).
Những cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận; và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Đây là 2 cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận tố giác; tin báo về tội phạm, và có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; nếu có dấu hiệu của tội phạm.
Bước 3: Công an xác minh thông tin, chứng cứ vụ việc
Khi trình báo công an khi bị lừa đảo thì phải cung cấp các bằng chứng; cũng như thông tin của đối tượng lừa đảo; để cơ quan chức năng có căn cứ tiếp nhận, xác minh vụ việc.
Tiếp theo, cơ quan chức năng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) sẽ xem xét; đánh giá chứng cứ để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm; nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ kiến nghị khởi tố vụ án; sau đó cơ quan điều tra sẽ vào cuộc để điều tra vụ án.
Bước 4: Công an điều tra vụ án lừa đảo
Trong quá trình điều tra, nếu xét thấy cần thiết; thì cơ quan điều tra sẽ thực hiện lệnh bắt giữ người khẩn cấp để ngăn chặn việc tội phạm bỏ trốn; khám xét và các hoạt động điều tra thu thập tài liệu có liên quan.
Quá trình này chủ yếu sẽ do cơ quan chức năng thực hiện; đôi khi cơ quan chức năng cần thêm những thông tin liên quan; hoặc cần sự trợ giúp của người làm chứng, người chứng kiến, người bị hại; người có quyền và nghĩa vụ liên quan,… thì những người này cần phải hợp tác cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan chức năng.
Bước 5: Tiến hành thủ tục truy tố vụ án hình sự
Truy tố vụ án hình sự với đối tượng lừa đảo do viện kiểm sát thực hiện; ở giai đoạn này họ sẽ tiến hành nghiên cứu lại hồ sơ của vụ án; đồng thời kiểm tra lại toàn bộ các bằng chứng đã thu thập được trong quá trình điều tra; từ đó xem xét có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử hay không.
+ Trong trường hợp đã đủ điều kiện để xét xử tội lừa đảo; thì viện kiểm sát sẽ ra quyết định truy tố bị can; đồng thời chuyển hồ sơ vụ án này đến Tòa án.
+ Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xét xử( còn thiếu chứng cứ, sự việc chưa rõ ràng ); thì viện kiểm sát có thể trả hồ sơ và yêu cầu điều tra thêm; hoặc có thể đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
Bước 6: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án
Sau khi nhận hồ sơ của Viện kiểm sát; thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục liên quan để xét xử vụ án hình sự; quá trình xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau: Chuẩn bị xét xử –> Khai mạc phiên tòa sơ thẩm –> Tiến hành xét hỏi –> Tranh luận trước tòa –> Nghị án và tuyên án.
Lúc này, kết thúc phiên tòa; bị cáo có thể kháng cáo bản án hoặc quyết định của Tòa án trong thời hạn 15 kể từ ngày Tòa án ra bản án, quyết định. Hết thời hạn này thì bị cáo, đương sự không có quyền kháng cáo nữa.
Bước 7: Thi hành án đối với bản án của Tòa án
Trong bản án, hoặc quyết định của Tòa án sơ thẩm; sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án, quyết định mà không có kháng cáo; thì bản án, quyết định đó sẽ có hiệu lực pháp luật; lúc này sẽ chuyển qua giai đoạn thi hành án hình sự.
Nếu bạn là người bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó; thì sẽ được Tòa án yêu cầu bị cáo bồi thường, hoặc yêu cầu hoàn trả lại tài sản; tiền cho bạn khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra trước đó. Ở đây, thi hành án đối với hình thức phạt tù sẽ theo quy định của pháp luật.
Còn đối với phần yêu cầu bồi thường; hoặc hoàn trả tài sản cho bị hại thì buộc bị cáo phải trả lại tài sản; hoặc bồi thường nếu sự việc lừa đảo của bị cáo làm ảnh hưởng đến bạn và bạn chứng minh được sự ảnh hưởng đó.
Trong trường hợp bị cáo không thực hiện bồi thường hoàn trả tài sản cho bạn; thì bạn có thể yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án; cưỡng chế tài sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mẫu đơn trình báo lừa đảo” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Đánh giá hai phương pháp tính thuế GTGT ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền. Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu quyết định khen thưởng của UBND xã mới
- Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
- Bao lâu thì hết hạn đòi nợ
Câu hỏi thường gặp
Lừa đảo được hiểu là hành vi tạo lòng tin lên người khác nhằm mục đích thu lợi bất chính, trái với pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Chủ yếu là những hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản vốn không thuộc về mình và sử dụng một cách bất hợp pháp.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau: Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;”