Mẫu đơn trình báo mất tài sản đầy đủ chi tiết năm 2023

bởi Trà Ly
Mẫu đơn trình báo mất tài sản đầy đủ chi tiết năm 2023

Khi phát hiện ra cá nhân, gia đình hay cơ quan bị mất tài sản thì phải nhanh chóng trình báo lên cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ tìm kiếm tài sản. Để cơ quan có thẩm quyền có thể nắm rõ được tình hình cũng như sự việc mất tài sản thì đơn trình báo cần được trình bày rõ ràng, chi tiết về trình tự sự việc. Nếu bạn đang rơi vài tình huống mất tài sản và chưa biết viết đơn trình báo mất tài sản như thế nào, hãy tham khảo Mẫu đơn trình báo mất tài sản đầy đủ chi tiết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Đơn trình báo mất giấy tờ là gì?

Đơn trình báo là văn bản được công dân sử dụng để trình báo về sự việc, hành vi vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp đã xảy ra tới cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để được xem xét xử lý giải quyết.

Việc để thất lạc, bị mất, thậm chí là bị trộm mất các tài sản quan trọng như xe ô tô, xe máy, tiền, vàng, trang sức,,… có lẽ nhiều người từng một lần trải qua.

Do tài sản có giá trị cao gây thất thoát về mặt kinh, người dân cần nhanh chóng làm đơn trình báo mất tài sản tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ tìm kiếm.

Mẫu Đơn chung để trình báo mất tài sản sẽ gồm các nội dung sau:

– Họ tên người trình báo;

– Địa chỉ, số điện thoại liên hệ;

– Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân

Trường hợp đối tượng trình báo là tổ chức thì gồm các nội dung:

– Tên Công ty;

– Địa chỉ trụ sở;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tin của người đại diện.

Đặc biệt, trong Đơn phải có các thông tin về tài sản bị mất, khoảng thời gian bị mất, hoàn cảnh, lý do bị mất tài sản và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc cá nhân bị mất tài sản đã nêu.

Mẫu đơn trình báo mất tài sản đầy đủ chi tiết năm 2023
Mẫu đơn trình báo mất tài sản đầy đủ chi tiết năm 2023

Gửi đơn trình báo mất tài sản ở đâu?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 163 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:

“Điều 163. Thẩm quyền điều tra

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”

Theo đó, khi phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tội thì người dân nên trình báo tại cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra để đơn trình báo được giải quyết một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 (được hướng dẫn bởi Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC) quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”

Như vậy, người dân có thể gửi đơn trình báo tới công an, viện kiểm sát các cấp tại các địa phương. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đó có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Mẫu đơn trình báo mất tài sản

Hướng dẫn cách viết đơn trình báo mất tài sản

(1) Công an quận/huyện/xã/phường theo nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật

(2), (3), (4), (5) Họ tên, Số điện thoại, Số CMND/CCCD, địa chỉ hộ khẩu và nơi ở của người làm đơn trình báo

(6) Miêu tả chi tiết hành vi vi phạm, các mốc thời gian liên quan đến vi phạm, tên, địa chỉ người vi phạm (nếu có)

(7) Những yêu cầu của người trình báo với cơ quan công an. Chẳng hạn:

– Đề nghị xem xét hành vi vi phạm pháp luật của….

– Đề nghị xác minh người thực hiện hành vi vi phạm…

(8) Những chứng cứ kèm theo mà người trình báo có được như hình ảnh vi phạm, hợp đồng, cam kết…

Lưu ý:

– Thông tin ghi trong mẫu đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.

– Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian.

– Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.

– Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn trình báo mất tài sản đầy đủ chi tiết năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Có được rút đơn trình báo công an không?

Trong một số trường hợp hoặc do hai bên đã tự giải quyết được với nhau, hoặc do có nhầm lẫn trong việc tố cáo thì người dân có nhu cầu rút đơn trình báo.
Nếu vụ việc trình báo có dấu hiệu hình sự thì Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, chỉ các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự 2015 thì người trình báo mới được rút đơn tố cáo. Các tội phạm hình sự khác dù rút đơn tố cáo thì cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án hình sự.

Công dân ó quyền gì đối với tài sản?

Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015). Trong đó:
– Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
– Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
– Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Còn theo Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
– Quyền đối với bất động sản liền kề;
– Quyền hưởng dụng;
– Quyền bề mặt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm