Xin chào Luật sư, tôi có một số vẫn đề liên quan đến nhân thân mong được Luật sư giải đáp. Tôi có một người con trai nhưng hiện không sống cùng với tôi. Trước đây tôi và mẹ cháu có qua lại nhưng bị gia đình cấm cản nên không đến được với nhau. Giờ tôi và cô ấy đều đã lớn và muốn đăng ký kết hôn. Trước đó tôi muốn làm đơn để xác nhận tôi và con trai tôi là cha con ruột. Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Mẫu đơn xác nhận cha con ruột 2024” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Luật Hộ tịch 2014
Quyền nhận cha mẹ con ruột
Không phải ai cũng may mắn được sinh ra trong gia đình có cả bố lẫn mẹ và được pháp luật xác nhận và đảm bảo điều đó. Vì vậy đối với những trường hợp liên quan đến nhân thân như vậy, nhà nước thường cho phép người có nhu cầu có thể nhận lại những mỗi quan hệ này.
Theo quy định tại Điều 90, 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có quyền nhận con và con có quyền nhận cha mẹ kể cả trường hợp người được nhận đã chết. Khi con đã thành niên, nếu muốn nhận cha thì không cần sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ thì không cần sự đồng ý của cha.
Ngoài ra, nếu có con ngoài giá thú, có con với người khác khi đã có vợ hoặc có chồng, giờ muốn nhận con thì không cần sự đồng ý của người còn lại.
>> Xem thêm: luật thừa kế đất đai trong gia đình
Thủ tục nhận cha mẹ con ruột
Vậy thủ tục nhận cha mẹ con ruột hiện nay được xác định như thế nào? Để làm rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi.
Thẩm quyền thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con
Theo quy định tại Điều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con được xác định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa:
+ Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
+ Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Giấy tờ cần chuẩn bị
Khi thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con, mọi người cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
– Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con (theo mẫu)
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con (Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP):
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định trong nước hoặc nước ngoài xác định quan hệ cha con, mẹ con
+ Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con
+ Văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng
Khi đến thực hiện thủ tục, người yêu cầu phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thời hạn giải quyết
Khi người yêu cầu nộp đủ các loại giấy tờ nêu trên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng, không có tranh chấp thì sẽ cấp trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.
Nếu cần phải xác minh, kiểm tra lại thì thời hạn kéo dài cũng không quá 5 ngày làm việc.
Mẫu đơn xác nhận cha con ruột 2024
Khi bạn muốn xác nhận các mối quan hệ là ruột thịt, thì một trong những điều quan trọng là bạn cần phải có mẫu đơn xác nhận. Để bạn có được mẫu đơn đơn giản và chính xác nhất, hãy tham khảo mẫu đơn được chúng tôi cung cấp dưới đây:
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy xác nhận giáp ranh đất 2024
- Quy định sử dụng con dấu công ty 2024
- Mẫu trích lục khai sinh bản sao 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xác nhận cha con ruột 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
– Ngoài các chứng cứ nêu trên, khi đăng ký nhận cha, mẹ, con cần phải nộp tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch, theo đó:
“Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.”
Như vậy, khi đi làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì cần phải ủy quyền, việc ủy quyền phải thành lập bằng văn bản và đối với người được ủy quyền là cha mẹ ruột thì văn bản ủy quyền không cần phải chứng thực.