Tại một số địa phương, có nhũng hộ gia đình sở hữu thửa đất phía trong nhưng lại không có lối đi ra đường công cộng. Chính vì vậy, nhiều gia đình là thỏa thuận với nhau về việc mở lối đi chung ra đường công cộng. Để tránh xảy ra tranh chấp pháp lý sau này nhưng là căn cứ để pháp luật giải quyết khi có tranh chấp thì các bên thỏa thuận cần lập một đơn xác nhận đường đi chung và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn đang tìm kiếm một Mẫu đơn xác nhận đường đi chung chuẩn quy định, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về quyền đối với bất động sản liền kề?
Theo Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”
Như vậy, Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Không còn lối đi có quyền yêu cầu hàng xóm mở lối đi chung không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về mở lối đi qua như sau:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó quyền về lối đi qua bất động sản liền kề được thực hiện khi bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng và không có lối nào để ra đường công cộng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Nguyên tắc sử dụng lối đi chung giữa các thửa đất
Nguyên tắc quan trọng của việc sử dụng lối đi chung đó là sự thỏa thuận. Do đó, các chủ sở hữu có thể thỏa thuận với nhau về việc tạo dựng mốc giới như hàng rào, cây, xây tường…. Lúc này, các mốc giới sẽ thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sử dụng.
Ngoài ra, nếu các mốc giới ngăn cách các thửa đất do một bên tạo ra và được chủ sở hữu mảnh đất bên cạnh đồng ý thì mốc đó sẽ thuộc sở hữu chung; Còn nếu không được bên kia đồng ý vì lý do chính đáng thì người này phải dỡ bỏ.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì sử dụng lối đi chung giữa các thửa đất thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm việc khai thác hợp với mục đích sử dụng đất
– Không được lạm dụng quyền đối với đất liền kề của người khác
– Không được ngăn cản hoặc khiến việc khai thác đất liền kề trở nên khó khăn
– Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách
– Bất cứ ai cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
Mẫu đơn xác nhận đường đi chung
Hướng dẫn cách viết Mẫu đơn xác nhận đường đi chung
Các bên thực hiện thỏa thuận về lối đi chung
Các bên trong đơn xác nhận là tất cả các thành viên của hộ gia đình sở hữu thửa đất liền kề, những người chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất trong thỏa thuận. Theo đó, mỗi bên có thể là cá nhân độc thân, hai vợ chồng hoặc hộ gia đình.
Trong mục này, cần phải nêu rõ họ tên, năm sinh, số CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu kèm ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ (nếu có)…
Đối tượng của Mẫu đơn xác nhận đường đi
Đối tượng của đơn xác nhận là hai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở liền kề nhau. Trong Văn bản này, các bên nên nêu rõ, cụ thể về thông tin của hai đối tượng này: Số thửa, số tờ bản đồ, địa chỉ, thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Thỏa thuận của các bên trong Văn bản
Bởi văn bản này là đơn xác nhận của các bên về việc sử dụng lối đi chung nên trước hết trong văn bản cần nêu rõ thỏa thuận mà hai bên đã thống nhất: Ngõ đi chung được xác định thế nào, nằm trên đất của nhà ai, quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với diện tích đi chung này thế nào, cam kết thực hiện thỏa thuận của các bên …
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xác nhận đường đi chung chuẩn năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu sơ yếu lý lịch 2023 Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Có thể xác định nguồn gốc của lối đi chung như sau:
– Lối đi chung hình thành từ lối mòn;
– Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên;
– Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng…
Tại Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các thửa đất. Theo đó, ranh giới được xác định theo các cách sau đây:
– Theo thỏa thuận giữa các bên
– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Theo tập quán
– Theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp