Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mới năm 2023

Hiện nay nhu cầu di chuyển của hành khách, hoạt động vận chuyển hàng hoá ngày càng gia tăng… theo đó nhu cầu kinh doanh vận tải ngày càng được quan tâm nhiều tới. Khi hoạt động trong lĩnh vực vận tải bằng xe ô tô yêu cầu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, khi đó hoạt động này mới diễn ra hợp pháp. Có thể thấy giấy chứng nhận kinh doanh vận tải là giấy tờ pháp lý chứng minh sự tồn tại của các hộ kinh doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp khi vận tải bằng ô tô. Vậy thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô diễn ra như thế nào? Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô được soạn thảo ra sao? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm những hình thức kinh doanh nào?

Theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

(1) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

– Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

(2) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

– Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

– Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

– Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

(3) Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm hình thức kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Theo Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

– Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

– Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

– Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

– Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

(2) Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

– Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

– Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

(3) Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

(4) Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

– Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:

+ Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

+ Người đại diện theo pháp luật;

+ Các hình thức kinh doanh;

+ Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

* Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mới năm 2023
Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mới năm 2023

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;

– Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

– Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

* Đối với hộ kinh doanh vận tải:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;

 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

– Bước 1: Nộp hồ sơ:

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.

– Bước 2: Xem xét hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, thông qua một trong các cách thức sau:

+ Trực tiếp;

+ Bằng văn bản;

+ Thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

– Bước 3: Giải quyết

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Tải xuống mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Ở phần kính gửi là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Người viết giấy ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, các thông tin gắn với đơn vị kinh doanh bao gồm tên, địa chỉ, phương thức liên hệ, các thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật, người điều hành hoạt động vận tải,…

Cuối giấy đề nghị, đại diện đơn vị kinh doanh vận tải ký và ghi rõ họ tên, sử dụng con dấu của cơ quan.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như mục đích sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Không có giấy phép kinh doanh vận tải ô tô bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh vận tải ô tô không có giấy phép kinh doanh vận tải ô tô sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức.

Trường hợp nào giấy phép kinh doanh vận tải ô tô bị thu hồi?

– Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh;
Gửi quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực.

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là bao nhiêu?

Do UBND tỉnh quyết định, thông thường là 200.000 đồng (Thông tư 85/2019/TT-BTC)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm