Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

bởi Hoàng Yến
Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

Chào Luật sư, dì của tôi được Nhà nước công nhận là người có công với cách mạng. Nay nhà ở dì tôi đã xuống cấp nghiêm trọng. Chúng tôi muốn thực hiện xin Nhà nước hỗ trợ xây nhà cho dì tôi nhưng không rõ cách thức soạn thảo văn bản như thế nào đúng theo quy định pháp luật. Mong Luật sư giải đáp ạ!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư X. Chúng tôi sẽ tiến hành hướng dẫn bạn thực hiện mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng ngay bài viết sau đây đồng thời nêu những nội dung quy định liên quan đến vấn đề trên. Mời bạn đón theo dõi nhé!

Căn cứ pháp lý

Đối tượng được xem là người có công với cách mạng

Quy định về đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được thể hiện tại Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công. Trong đó, có các đối tượng người có công với các mạng và thân nhân (cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, người có công nuôi liệt sĩ.

Các đối tượng người có công với cách mạng được liệt kê đầy đủ tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công (gọi tắt là Pháp lệnh) gồm:

Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

1. Người có công với cách mạng bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k)  Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

Theo quy định này, có 12 đối tượng được xem là người có công với cách mạng, gồm:

– Người hoạt động cách mạng trong các khoảng thời gian: Trước 01/01/1945; từ 01/01/1045 – ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

– Liệt sĩ.

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân/Anh hùng lao động trong kháng chiến.

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong đó bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước 31/12/1993.

– Bệnh binh.

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (nhiễm chất độc da cam).

– Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế và những đối tượng này bị địch bắt tù, đày.

– Người có công giúp đỡ cách mạng.

Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

Nguyên tắc hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

1. Hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

2. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.

3. Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng).

Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:

1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

2. Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:

a) Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;

b) Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Mức hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) với mức sau:

1. Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định này;

2. Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Quyết định này.

Như vậy, mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng được chia thành 02 trường hợp, bao gồm

– 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới

– 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [13.69 KB]

Xử lý vi phạm về chính sách với người có công với cách mạng

Theo Điều 55 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020, các vi phạm về người có công với cách mạng xử lý như sau:

– Người giả mạo giấy tờ để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng, hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị thu hồi quyết đình công nhận, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận.

– Người khai báo gian dối giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị chấm dứt chế độ ưu đãi được hưởng thêm và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai báo gian dối.

– Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Người vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; lợi dụng chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng để trục lợi: thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Công chứng tại nhà Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng như thế nào?

ùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
– Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
– Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
+ Bảo hiểm y tế;
+ Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Thời điểm hưởng trợ cấp ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định thế nào?

Tại Điều 70 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về thời điểm hưởng như sau:
– Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
– Người có công quy định tại khoản 3 Điều 38 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
– Người có công giúp đỡ cách mạng đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.

Hộ gia đình có quyền chuyển nhượng nhà tình nghĩa do Nhà nước cấp hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau:
“Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
…”
Căn cứ theo quy định trên, nếu nhà tình thương, nhà tình nghĩa đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thường gọi là sổ đỏ, sổ hồng) thì chủ sở hữu nhà ở được phép bán.
Trường hợp UBND xã không thực hiện chứng thực hợp đồng bán nhà ở thì có thể khiếu nại hoặc đến tổ chức hành nghề công chứng để công chứng trong địa bàn tỉnh nơi có nhà hợp đồng rồi thực hiện các thủ tục khai thuế, đăng bộ sang tên cho người mua.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm