Để thông báo cho lãnh đạo, người sử dụng lao động rằng về thời gian nghỉ thai sản, người lao động cần gửi đơn xin nghỉ thai sản trước khi sinh lên cấp trên của mình. Trong đơn xin nghỉ thai sản trước khi sinh cho người lao động cần có những nội dung, thông tin cần thiết để cấp trên có thể thể nắm bắt và sắp xếp công việc. Nếu bạn đang gặp rắc rối khi viết đơn xin nghỉ thai sản, hãy tham khảo Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trước khi sinh cho người lao động dưới đây của Luật sư x nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Được nghỉ thai sản trước khi sinh bao nhiêu ngày?
Tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Với trường hợp nghỉ thai sản sớm, lao động nữ chỉ được nghỉ trước khi sinh tối đa 02 tháng. Như vậy, lao động nữ được nghỉ thai sản tổng là 06 tháng, trong đó nghỉ trước khi sinh tối đa là 02 tháng.
Ngoài ra, nếu muốn nghỉ nhiều hơn 02 tháng trước khi sinh thì lao động nữ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động. Tuy nhiên khoảng thời gian đó lao động nữ sẽ không được bên BHXH giải quyết chế độ.
Mặt khác, pháp luật cũng cho phép lao động nữ được nghỉ ít hơn khoảng thời gian 06 tháng này, nhưng cần phải đáp ứng các điều kiện:
– Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
– Đã báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động…
Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?
Hiện nay, tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ quy định thời gian lao động nữ được nghỉ khi sinh con. Tuy nhiên, người lao động sẽ không được tùy ý lựa chọn thời gian nghỉ mà chỉ được nghỉ hưởng chế độ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Về thời hạn thông báo trước việc nghỉ sinh, trong các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn chưa có bất cứ quy định nào.
Tại Bộ luật Lao động 2019 cũng chỉ mới nhắc đến thời gian báo trước cho người sử dụng lao động biết khi nghỉ việc chứ không đề cập đến khoảng thời gian cần phải báo trước trước khi lao động nữ nghỉ sinh.
Vì vậy, người lao động chuẩn bị nghỉ sinh con sẽ không có nghĩa vụ phải báo trước cho người sử dụng lao động về thời gian này.
Tuy nhiên, để bảo đảm công việc được thuận lợi, trước khi đến thời gian dự kiến nghỉ sinh con khoảng 30 – 45 ngày, lao động nữ nên chủ động làm đơn xin phép, đồng thời báo cáo với ban lãnh đạo, các phòng ban liên quan để họ có thể chủ động sắp xếp công việc, bố trí người thay thế…
Nội dung đơn xin nghỉ thai sản trước khi sinh cho người lao động
Với Đơn xin nghỉ thai sản thông thường bao gồm các nội dung sau:
– Thông tin của người làm đơn: Họ tên, số CMND/CCCD, chức vụ;;
– Lý do làm đơn, dự kiến ngày sinh.
– Thời gian xin nghỉ;
– Chữ ký người làm đơn và xác nhận của Giám đốc công ty…
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trước khi sinh cho người lao động
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ thai sản
(1) Công ty nơi người lao động đang làm việc.
(2) Bộ phận người lao động đang làm việc trực tiếp.
(3) Thời gian nghỉ: tối đa 06 tháng.
(4) Người trực tiếp nhận bàn giao công việc.
(5) Phòng nơi người nhận bàn giao công việc đang công tác.
Sinh con được nghỉ bao nhiêu ngày?
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Như vậy, thông thường, lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ 06 tháng. Tuy nhiên, họ cũng có thể nghỉ ít hơn thời gian này.
Đó là trường hợp muốn đi làm sớm, thì họ cần phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
– Người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý.
– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
Còn đối với người người mang thai hộ, chỉ được hưởng chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không được vượt quá thời gian quy định nêu trên. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trước khi sinh cho người lao động”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Ly hôn nhanh Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nghỉ thai sản có được tính nghỉ lễ không?
- Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào?
- Chế độ thai sản cho nam khi con mất năm 2023 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Theo đó, người lao động hoàn toàn có thể xin nghỉ trước sinh 02 tháng mà vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm xin nghỉ trước sinh, người lao động phải tích lũy đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì mới được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết tiền chế độ.
Cụ thể, tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ muốn nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh 02 tháng phải có một trong các điều kiện sau:
– Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
– Nếu trong quá trình mang thai từng phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên, đồng thời có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Theo đó, người lao động nữ đang nghỉ thai sản vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn, miễn đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước cho người sử dụng lao động biết.
Thời gian báo trước đối với những loại hợp đồng như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Bên cạnh đó, theo Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai:
– Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.