Chào Luật sư, tuần trước tôi có ghé trại mồ côi và được nghe kể câu chuyện của một bé trai. Tôi lấy lòng thương xót và muốn được nhận nuôi bé cho bé một gia đình hạnh phúc và yêu thương chăm sóc bé. Nhưng tôi không biết soạn mẫu văn bản nhận con nuôi như thế nào có hiệu lực pháp lý. Bên cạnh đó, tôi cần đáp ứng điều kiện như thế nào để thực hiện việc nhận nuôi theo quy định pháp luật hiện hành. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Luật sư X. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tải xuống mẫu đơn xin nhận con nuôi trong nước năm 2023 cũng như giúp bạn hiểu thêm quy định về việc nhận con nuôi. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Nuôi con 2010
- Nghị định 114/2016/NĐ-CP
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Điều kiện để nhận nuôi con nuôi
Người nhận nuôi
Người nhận nuôi con nuôi trong nước khi muốn nhận con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con 2010 như sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt
Ngoài ra, những người sau đây không được phép nhận con nuôi:
– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
– Đang chấp hành hình phạt tù;
– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Con nuôi
Thường người được nhận nuôi sẽ là trẻ em dưới 16 tuổi. Nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được nhận nuôi từ cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú,bác ruột. Và một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của một đôi vợ chồng.
Tải xuống mẫu đơn xin nhận con nuôi trong nước năm 2023
Thủ tục nhận nuôi con nuôi 2023
Đối với người nhận nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
– Đơn xin nhận con nuôi;
– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Nếu có yếu tố nước ngoài thì Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế)
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp
Đối với việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm các giấy tờ sau đây:
– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
– Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm có:
– Giấy khai sinh;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;
+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ đã chết;
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ mất tích
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần bổ sung thêm các giấy tờ sau đây:
– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
– Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành.
Lệ phí khi đăng ký nhận nuôi con nuôi
Mức lệ phí được quy định cụ thể trong Nghị định 114/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp.
– Đăng ký khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam làm con nuôi là 9.000.000 đồng/trường hợp.
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận công dân Việt Nam làm con nuôi là 4.500.000 đồng/trường hợp.
– Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nưới láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi là 4.500.000 đồng/trường hợp.
– Đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp.
Tải xuống mẫu đơn xin nhận con nuôi trong nước năm 2023
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi
Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010, thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi thuộc về:
– UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con nuôi hoặc người nhận nuôi nếu nhận con nuôi trong nước
– UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương nơi thường trú của con nuôi khi việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
– Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài nếu việc nhận nuôi con nuôi là của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật nuôi con nuôi năm 2010, Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi như sau:
1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
3. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, đối với con nuôi, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con đẻ (quyền và nghĩa vụ của cha mẹ được quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) bao gồm: yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục của con,…
Theo đó, con nuôi có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: con có quyền được thương yêu, tôn trọng, được học tập, giáo dục, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo dức,… và con có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,…
Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để trục lợi
Theo Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi được quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
c) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
b) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Như vậy, người nhận nuôi lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tải xuống mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình năm 2023
- Tải xuống mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân
- Mẫu hợp đồng cho thuê lại nhà đang thuê – Tải xuống ngay
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tải xuống mẫu đơn xin nhận con nuôi trong nước năm 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thành lập công ty Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, quy định:
– Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ theo các quy định trên, con nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do đó, khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại.
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi như sau:
Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, kể từ khi nhận con nuôi thì bố mẹ nuôi có quyền thay đổi họ tên cho con theo đúng quy định trên.
Bên cạnh đó, việc thay đổi họ tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
Tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định cụ thể:
Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy, hiện nay, pháp luật cấm ông bà nhận cháu làm con nuôi cũng như cấm anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.