Khi Nhà nước thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất,… thì trích lục thửa đất là một giấy tờ rất quan trọng. Chính vì vậy, khi cần trích lục thửa đất thì người sử dụng đất có thể nộp đơn xin trích lục thửa đất lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu trích lục thửa đất của mình. Để tránh tình trạng sai sót dẫn đến cơ quan có thẩm quyền từ chối, người sử dụng nên viết chính xác và đầy đủ đơn xin trích lục thửa đất . Vì vậy, để có thể làm đơn xin trích lục một cách nhanh và dễ dàng hơn hãy tham khảo Mẫu đơn xin trích lục thửa đất theo quy định mới của Luật sư X qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là trích lục thửa đất?
Có thể hiểu trích lục thửa đất (hay còn hiểu là trích đo địa chính thửa đất) là việc sao chép lại thông tin của một thửa đất bao gồm: Hình dáng, kích thước, vị trí,… giúp cơ quan Nhà nước thuận tiện hơn trong việc quản lý đất đai cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh. Đồng thời, giúp người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan.
Trích lục thửa đất thể hiện thông tin của một thửa đất nhất định. Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014 thì trích lục thửa đất sẽ được thực hiện với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính.
Ngoài ra, trích lục thửa đất là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ trình Ủy bạn nhân dân cấp huyện/tỉnh khi ban hành quyết định thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất,…
Như vậy, trích lục thửa đất (trích đo địa chính thửa đất) là việc đo đạc riêng với thửa đất tại nơi mà chưa có bản đồ địa chính.
Trường hợp nào cần trích lục thửa đất?
Trong một số trường hợp sau đây người sử dụng đất có thể yêu cầu trích lục thửa đất, cụ thể:
1. Khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) (theo khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, xin cấp Giấy chứng nhận, tại nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất bị thay đổi thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ thực hiện trích lục thửa đất.
2. Trong trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận (theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Khi cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích lục thửa đất đối với nếu chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích lục thửa đất.
3. Là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy bạn nhân dân xã mà không thành và các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy bạn nhân dân cấp huyện/tỉnh thì trích lục thửa đất qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Khi có yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất (Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT)
Người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Ủy bạn nhân dân cấp tỉnh, trong đó:
– Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục thửa đất.
– Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
5. Là thành phần trong hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT)
Cụ thể, hồ sơ trình Ủy bạn nhân dân cấp tỉnh/huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục thửa đất.
Thủ tục trích lục thửa đất thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 34/2014 quy định cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
– Tại Trung ương: Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Tại địa phương: Văn phòng đăng ký đất đai.
Hồ sơ yêu cầu cấp trích lục thửa đất bao gồm:
– Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai;
– Hợp đồng/văn bản yêu cầu về trích lục thửa đất;
– Giấy tờ về sử dụng đất và các giấy tờ liên quan (bản sao);
– Giấy tờ chứng minh nhân thân.
Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu cấp trích lục thửa đất như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin trích lục thửa đất
– Với cá nhân: Nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;
– Với tổ chức: Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục, trích đo thửa đất, khu đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính những hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả
Thời hạn thực hiện: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Không quá 07 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Người có yêu cầu được nhận kết quả trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Lệ phí xin trích lục thửa đất?
Tùy điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương sẽ có mức thu khác nhau nhưng phải đảm bảo nguyên tắc:
– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Tối đa 15.000 đồng/1 lần.
– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
Mẫu đơn xin trích lục thửa đất
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin trích lục thửa đất chuẩn theo quy định năm 2023?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu đơn xin rút đơn nghỉ việc Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai thì cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục bản đồ địa chính chính là: Văn phòng đăng ký đất đai quận/ huyện/ thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) nơi có đất. Ngoài ra, đối với các địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, thẩm quyền cấp trích lục bản đồ địa chính thuộc về UBND cấp xã. Theo đó, UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Điều kiện được cấp sổ đỏ, sổ hồng được chia thành 02 nhóm, có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Căn cứ Điều 100 Luật Đất đai 2013 và khái niệm mảnh trích lục thửa đất có thể thấy bản trích lục thửa đất không phải là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nên việc có hay không có trích lục thửa đất không phải là cơ sở, điều kiện để được cấp Sổ đỏ.
Hộ gia đình, cá nhân muốn được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng thuộc diện có giấy tờ về quyền sử dụng đất phải có một trong các loại giấy tờ như sau: Giấy tờ hợp pháp về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;…
Tóm lại, việc có hay không có bản trích lục thửa đất không phải là cơ sở, điều kiện để được cấp Sổ đỏ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều kiện được cấp sổ để cấp sổ cho người sử dụng đất. Nói cách khác, có trường hợp có bản trích lục thửa đất sẽ được cấp sổ nếu đủ điều kiện và ngược lại nhiều trường hợp trích lục thửa đất nhưng không đủ điều kiện thì không được cấp.