Mẫu format chương trình truyền hình đăng ký quyền tác giả

bởi Nguyen Duy
Mẫu format chương trình truyền hình đăng ký quyền tác giả

Để thực hiện một chương trình truyền hình không phải đơn giản mà phải có một đội ngũ lên ý tưởng chương trình, đề xuất và chuẩn bị một format chương trình sao cho hợp lý, thu hút khán giả nhưng không vi phạm các vấn đề thuần phong mỹ tục hay các trường hợp pháp luật cấm. Vậy mẫu format chương trình truyền hình năm 2023 ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

Bản quyền Format chương trình truyền hình có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả không?

Format chương trình truyền hình được hiểu kịch bản lên kế hoạch ghi lại mọi chi tiết những yếu tố làm nên một chương trình gồm nhiều các khâu từ lúc lên kịch bản, tiến hành tổ chức,…

Thực tế có thể hiểu format chương trình được coi là tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, những đối tượng sau đây được bảo hộ quyền tác giả:

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và những tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết.
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
  • Tác phẩm báo chí.
  • Tác phẩm âm nhạc.
  • Tác phẩm sân khấu.
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh).
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
  • Tác phẩm nhiếp ảnh.
  • Tác phẩm kiến trúc.
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

– Những tác phẩm phái sinh nếu như đáp ứng không gây phương hại đến quyền của tác giả tác phẩm thì sẽ được bảo hộ theo quy định.

Như vậy, format chương trình là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định.

Việc đăng ký bản quyền format chương trình có nghĩa là thực hiện tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu đối với format chương trình đó. Việc này thực hiện với mục đích nhằm tránh những trường hợp bị sao chép, ăn cắp ý tưởng hay sử dụng vì mục đích thương mại bất hợp pháp khác. Trường hợp muốn sử dụng hoặc sao chép các format chương trình đã được đăng ký bản quyền thì phải có sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu.

Hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình

Mẫu format chương trình truyền hình đăng ký quyền tác giả

Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Mẫu số 01 và 02 theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan);
  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao định hình đối tượng đăng ký liên quan;
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền);
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (trong trường hợp người nộp đơn được thừa kế, chuyển giao, kế thừa quyền đó);
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của tác giả của tác phẩm
  • Bản sao đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm (trong trường hợp là pháp nhân).

Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình tại cơ quan nào?

– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:  58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Quy trình đăng ký bản quyền format chương trình

Quy trình đăng ký bản quyền format chương trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả

Bước 3: Cục Bản quyền tác giả xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, trong thời hạn 15 đến 30 ngày làm việc, Cục bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền format chương trình đối cho người nộp đơn. 

Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền format chương trình, Cục bản quyền sẽ thông báo đến cho người nộp đơn đăng ký bằng văn bản.

Mẫu format chương trình truyền hình đăng ký quyền tác giả

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [20.63 KB]

Dịch vụ đăng ký bản quyền format chương trình của Luật sư X

Dựa trên những thông tin khái quát về thủ tục đăng ký bản quyền format chương trình chúng tôi cung cấp trên đây, có lẽ nhiều người cho rằng thủ tục đăng ký bản quyền nói chung khá đơn giản, tuy nhiên, trên thực tế, khi thực hiện thủ này, nhiều cá nhân, tổ chức mới chợt nhận ra “hóa ra đăng ký bản quyền chẳng hề đơn giản”. Thông thường, qua quá trình tư vấn, Luật sư X thấy được những khó khăn cơ bản của khách hàng, đó là:

Thứ nhất: Không xác định được đối tượng mình dự định đăng ký thuộc loại hình tác phẩm nào được bảo hộ;

Thứ hai: Không biết cách soạn hồ sơ cụ thể, đầy đủ thông tin, không biết chuẩn bị bản sao tác phẩm, các tài liệu, giấy tờ chứng minh các nội dung như yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, văn bản chứng minh thụ hưởng quyền,…;

Thứ ba: Không biết cách thức nộp hồ sơ, đặc biệt là với các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài hoặc các chủ thể không có địa chỉ tại các điểm tiếp nhận hồ sơ của Cục Bản quyền tác giả;

Thứ tư: Không biết cách tra cứu, theo dõi việc xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý những vướng mắc phát sinh.

Những khó khăn này là do chủ thể thực hiện không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm, không phải là đơn vị chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ, không có bộ phận pháp lý vững mạnh. Để khắc phục những khó khăn trên cũng như mọi khó khăn khác khi thực hiện đăng ký bản quyền, Quý vị có thể sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền trọn gói Luật sư X cung cấp. Với vị thế nhiều năm trên thị trường, chất lượng dịch vụ của chúng tôi luôn được khẳng định bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu format chương trình truyền hình đăng ký quyền tác giả“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Luật sư tư vấn thừa kế cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình ở đâu?

– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

Kịch bản gameshow truyền hình có được luật pháp bảo hộ?

Theo điều luật quy định của Luật sở hữu trí tuệ và văn bản hướng dẫn thi hành, kịch bản gameshow truyền hình sẽ nằm trong diện bảo hộ của tác phẩm văn học viết dưới dạng chữ/ký tự. Bởi vậy kịch bản gameshow truyền hình có thể bảo hộ quyền tác giả. Bảo hộ tính sáng tạo, thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc theo nội dung kịch bản hay đăng ký bảo hộ Cục bản quyền tác giả hay không.

Lệ phí đăng ký bản quyền Format chương trình truyền hình?

Hiện nay, lệ phí đăng kí bản quyền tác giả được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC. Cụ thể mức thu như sau:
– Đối với tác phẩm viết: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác, tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nhiếp ảnh: mức lệ phí là 100.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
– Đối với tác phẩm tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: mức lệ phí là 300.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
– Đối với tác phẩm tác phẩm tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: mức lệ phí là 400.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
– Đối với tác phẩm tác phẩm phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: mức lệ phí là 500.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: mức lệ phí 600.00 đồng/hồ sơ đăng ký.
Như vậy, chiếu theo quy định trên, khi đăng ký Format chương trình truyền hình lệ phí là 100.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm