Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu?

bởi Anh
Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu

Tôi vừa học lớp cảm tình Đảng và đã được cấp giấy chứng nhận học lớp này. Tôi muốn làm hồ sơ kết nạp Đảng trong khoảng 2 năm tới do hiện tại các điều kiện của tôi chưa đáp ứng đủ điều kiện để được kết nạp vào Đảng. Có người nói với tôi là giấy chứng nhận cảm tình Đảng có thời hạn quy định và nếu quá thời hạn đó thì tôi không thể kết nạp vào Đảng được mà phải tham gia lớp cảm tình đảng khác và lấy giấy chứng nhận sau. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi về thời hạn của mẫu giấy này. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011

Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu?

Câu hỏi của bạn cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trường hợp bạn học lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng trước nhưng sau đó mới nộp hồ sơ để được kết nạp vào Đảng thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện đối với giấy chứng nhận cảm tình đảng. Vì thời hạn của giấy chứng nhận cảm tình Đảng là 60 tháng theo quy định của pháp luật hiện hành nên xét trong hoàn cảnh này 24 tháng vẫn có thể xét được giấy chứng nhận cảm tình Đảng này.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam có quy định Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng.

Căn cứ theo Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng quy định:

– Tuổi đời:

+ Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

+ Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

– Trình độ học vấn:

+ Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

+ Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

Hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng bao gồm:

+ Lý lịch của người xin vào Đảng

+ Đơn xin vào Đảng (viết tay gói gọn trong 2 mặt của 1 tờ giấy A4)

+ Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng (2 đảng viên chính thức giới thiệu đối với người không còn tuổi sinh hoạt Đoàn thanh niên) hoặc Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (đối với người đang sinh hoạt Đoàn thanh niên).

+ Nhận xét của đoàn thể

+ Nhận xét của Đảng ủy địa phương nơi quần chúng đang cư trú (thường xuyên)

+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và địa phương nơi cư trú.

+  Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng

+ Xác nhận thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng

+ Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết chi Chi bộ.

Như vậy, để được kết nạp vào Đảng thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Trong đó có giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng.

Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Hướng dẫn 01/HD-TW quy định thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng quy định:

– Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:

+ Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng.

+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở.

+ Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước.

+ Ý kiến nhận xét bổ sung của tổ chức chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.

– Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp Giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.

Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu
Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu

>> Xem thêm: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Điều kiện kết nạp đảng viên mới

Điều kiện là những yếu tố đầu vào giúp một người được xem xét có đủ điều kiện cho một vị trí, một công việc nào đó hay không. Điều kiện thường bao hàm rất nhiều các yếu tố khác nhau đến từ khách quan và chủ quan. Việc kết nạp Đảng cũng cần có những điều kiện đi kèm đối với người có nhu cầu kết nạp. Về điều kiện cơ bản bạn có thể tham khảo thông tin chúng tôi cung cấp ở dưới đây:

Theo Điều lệ Đảng thì công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Dưới đây là quy định cụ thể về điều kiện kết nạp đảng viên:

(1) Về tuổi đời.

– Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

– Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện:

+ Có sức khoẻ và uy tín;

+ Đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt;

+ Được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

(2) Về trình độ học vấn

– Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

– Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

(3) Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.

(4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.

Đáp ứng các điều kiện trên, trong quá trình xem xét kết nạp người vào đảng còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

(5) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

(6) Có đơn tự nguyện xin vào Đảng

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

(7) Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ

Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

(8) Được đảng viên chính thức giới thiệu

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Đáp ứng các điều kiện kết nạp đảng viên vừa nêu, quần chúng sẽ được xem xét kết nạp vào Đảng.

Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu
Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu

Kết nạp bao lâu thì mới được trở thành đảng viên chính thức?

Khi kết nạp vào Đảng thì người được kết nạp chưa ngay lập tức trở thành Đảng viên. Bạn cần phải có thời gian dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời điểm này thì đơn vị có Đảng viên dự bị tiếp tục hỗ trợ Đảng viên rèn luyện, giáo dục để giúp đỡ Đảng viên đó tiến bộ hơn. Cũng trong thời điểm này nếu xét thấy Đảng viên dự bị không đủ tư cách thì hoàn toàn có thể huỷ kết quả kết nạp.

Tại Điều 5 Điều lệ Đảng quy định như sau:

  1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
  2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
  3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
  4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.

Như vậy, sau khi được kết nạp Đảng, đảng viên sẽ trải qua thời gian dự bị là 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức lễ kết nạp Đảng viên hiện nay như thế nào?


Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) tổ chức họp xem xét kết nạp người vào Đảng.
Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
Sau khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, thực hiện tổ chức lễ kết nạp đảng viên.

Sau khi tổ chức lễ kết nạp thì có được trở thành Đảng viên chính thức chưa?

Căn cứ theo nội dung tại khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy, sau khi tổ chức lễ kết nạp theo thủ tục kết nạp Đảng, người vào Đảng sẽ không mặc định trở thành Đảng viên chính thức mà sẽ trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp.
Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm