Những mặt hàng không cần hóa đơn đầu vào là gì?

bởi Thanh Thủy
Những mặt hàng không cần hóa đơn đầu vào

Hóa đơn là một dạng tài liệu thương mại được đóng dấu với nội dung là để ghi lại các thông tin về việc giao dịch giữa người mua và người bán, đối tượng của các giao dịch này có thể là các sản phẩm hàng hóa hoặc là các dịch vụ. Thông thường thì trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì việc xuất hóa đơn là việc không thể tránh khỏi bởi có rất nhiều loại hàng hóa hay dịch vụ bắt buộc phải có hóa đơn. Vậy thì “Những mặt hàng không cần hóa đơn đầu vào” gồm những loại nào?. Hãy cùng LSX tìm hiểu ngay nhé.

Hóa đơn đầu vào là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể về hóa đơn đầu vào, tuy nhiên ta có thể hiểu hóa đơn đầu vào là loại hóa đơn do doanh nghiệp mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu hay khi sử dụng dịch vụ với mục đích nhằm phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh phát hành. Việc kê khai hóa đơn đầu vào không mang tính bắt buộc mà là quyền của doanh nghiệp nhưng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với doanh nghiệp.

Hóa đơn đầu vào là loại tài liệu quan trọng xuất hiện khi doanh nghiệp tiến hành mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu và sử dụng các dịch vụ để phục vụ cho mục đích sản xuất và kinh doanh. Hóa đơn đầu vào không khác biệt quá nhiều về hình thức và nội dung so với các loại hóa đơn thông thường khác. Thuật ngữ này đơn giản là để mô tả các khoản chi phát sinh trong quá trình kế toán của doanh nghiệp.

Hóa đơn đầu vào đóng vai trò quan trọng trong quá trình ghi nhận và kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Bằng cách lưu trữ và theo dõi kỹ càng các hóa đơn đầu vào, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các khoản chi phí liên quan đến mua hàng và sử dụng dịch vụ được ghi nhận chính xác và được áp dụng đúng vào quy trình kế toán. Điều này cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định thuế của doanh nghiệp.

Một số loại chứng từ cần thiết của hóa đơn đầu vào bao gồm:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa: Đây là một tài liệu quan trọng xác định các điều khoản và điều kiện của giao dịch mua bán hàng hóa. Hợp đồng này thường được kèm theo phụ lục, ghi chi tiết danh mục hàng hóa hoặc vật tư mà doanh nghiệp đang mua. Phụ lục này cung cấp thông tin chi tiết về các mặt hàng, số lượng, đơn giá và các điều khoản khác liên quan đến giao dịch.

– Phiếu nhập hàng hóa: Khi hàng hóa đã được mua và vận chuyển vào kho của doanh nghiệp, phiếu nhập hàng hóa được tạo ra để ghi nhận việc nhập hàng vào kho. Phiếu này thường bao gồm thông tin về ngày nhập hàng, số lượng, mô tả hàng hóa, đơn giá và tổng giá trị hàng hóa đã nhập.

– Phiếu thu và biên lai: Đây là các tài liệu quan trọng ghi lại việc thanh toán tiền giao dịch hàng hóa đã được thực hiện. Phiếu thu và biên lai được tạo ra để chứng minh rằng doanh nghiệp đã nhận được tiền từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Các thông tin quan trọng ghi trên phiếu thu và biên lai bao gồm ngày thanh toán, số tiền, thông tin người thanh toán và mô tả chi tiết về hàng hóa hoặc dịch vụ được thanh toán.

– Biên bản ghi nhận thanh lý hợp đồng mua bán: Trong trường hợp cần thanh lý hợp đồng mua bán, một biên bản ghi nhận thanh lý được tạo ra để ghi lại quá trình và kết quả của việc thanh lý. Biên bản này thường ghi rõ các điều khoản, số lượng hàng hóa được thanh lý, giá trị thanh lý và các thông tin liên quan khác.

Qua việc sử dụng và lưu trữ chính xác các loại chứng từ này, doanh nghiệp có thể xác nhận và kiểm soát các giao dịch mua hàng, quản lý chi phí một cách hiệu quả và đảm bảo tính chính xác trong quá trình kế toán và báo cáo tài chính.

Những mặt hàng không cần hóa đơn đầu vào

Hộ kinh doanh có cần hóa đơn đầu vào không?

Câu hỏi: Chào luật sư tôi và vợ dự định xin đăng kí thành lập hộ kinh doanh về ngành, nghề sản xuất kẹo lạc truyền thống. Hiện tại thì chúng tôi vẫn chưa nắm được hết các quy định của pháp luật nên còn băn khoăn về chế độ hóa đơn của hộ kinh doanh, Luật sư cho tôi hỏi là khi tôi nhập nguyên liệu của các chỗ khác để về gia công lại rồi bán ra thì có cần phải có hóa đơn đầu vào không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Thứ nhất: Hộ kinh doanh cá thể không cần đến hóa đơn đầu vào nhưng sẽ phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (có mẫu 01/TNDN theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC) trong trường hợp mua hàng hóa với các mặt hàng là nông sản, thủy hải sản của người đánh bắt trực tiếp, người nuôi dưỡng, sản xuất trực tiếp bán ra; là sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng vật liệu tự nhiên…

Thứ hai: Khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có giá trị thanh toán nhỏ hơn 200.000 đồng thì không cần lập hóa đơn trừ trường hợp là người nhập/mua hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu lập và giao hóa đơn theo quy định pháp luật.

Loại trừ hai trường hợp trên thì việc hộ kinh doanh cá thể mua hay nhập vào hàng hóa, dịch vụ thì bắt buộc phải có hóa đơn.

Trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể không có hóa đơn đầu vào khi cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng mà hộ kinh doanh không chứng minh được xuất xứ hàng hóa thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Do đó, để không bị xử phạt vi phạm hành chính, hộ kinh doanh cá thể phải chứng minh được nguồn gốc hàng hóa trong khi nhập hay mua vào hàng hóa.

Việc chứng minh có thể thể hiện bằng: hộ kinh doanh cá thể lấy hóa đơn (hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng – hóa đơn trực tiếp) thanh toán, những bằng chứng giao dịch (ví dụ như bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ,…).

Khi bị kiểm tra thì hộ kinh doanh cá thể có thể xuất trình hóa đơn thanh toán hoặc bằng chứng giao dịch khi mua vào hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở ngành nghề bất kỳ như dịch vụ luật, thực hiện các vụ kiện về đất đai làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ với chi phí sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tùy trường hợp. Điều này khiến doanh nghiệp phát sinh thu nhập vào lập hóa đơn đầu vào cũng như đầu ra để khai báo thuế.

Những mặt hàng không cần hóa đơn đầu vào

Hóa đơn là một trong những yếu tố bắt buộc đốiv ới việc mua bán hàng hóa hay cũng cấp dich vụ, tuy nhiên trong thực tế và cũng theo quy định của pháp luật thì vẫn có nhiều trường hợp các bên mua bán bán hay điều chuyển hàng hóa, thu mua hàng hóa…. nhưng không cần viết hóa đơn giao cho người mua. Vậy thì những mặt hàng nào không cần hóa đơn đầu vào?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Căn cứ tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 và Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016) hàng hóa không chịu thuế là những mặt hàng không cần đóng thuế.

Cụ thể, những mặt hàng không chịu thuế bao gồm:

STTHàng hóa không chịu thuế GTGT
1Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu
2Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền
3Hệ thống tưới, tiêu nước, cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp
4Phân bón, máy móc, thiết bị chuyên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
5Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl)
6Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê
7Chuyển quyền sử dụng đất
8Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người. Bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản, tái bảo hiểm
9Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế, hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật
10Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.
11Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.
12Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ
13Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
14Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật
15Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
16Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học.
17Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện
18Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp. Sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
19Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dânQuà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao.
20Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩuNguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài
21Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác
22Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
23Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính
24Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khácKhoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên
25Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật
26Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống

Đồng thời theo Công văn 4943/TCT-CS năm 2014 do Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc kê khai các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế GTGT như sau:

2. Về việc kê khai các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế GTGT:

Các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào thuộc đối tượng không chịu thuế thì không phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014.

Theo đó, các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ đầu vào thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì không cần phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Những mặt hàng không cần hóa đơn đầu vào” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết hay nhu cầu sử dụng dịch vụ phí sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Không kê khai hóa đơn đầu vào có bị phạt không?

Căn cứ tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, Thông tư 219/2013/TT-BTC thì việc kê khai hóa đơn đầu vào là quyền của doanh nghiệp, không kê khai hóa đơn đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp (sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng) nhưng

Sự khác nhau giữa hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra là gì?

Trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp, hai thuật ngữ quan trọng là hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra thường được đặt cạnh nhau. Hai loại chứng từ này có những khác biệt quan trọng như sau:
Hóa đơn đầu ra là loại hóa đơn mà bên bán phát hành cho bên mua khi có giao dịch mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Đây là tài liệu quan trọng để ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp. Hóa đơn đầu ra thường chứa thông tin chi tiết về các mặt hàng, số lượng, đơn giá và thành tiền tương ứng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán và xác định giá trị giao dịch và doanh thu của doanh nghiệp.
Ngược lại, hóa đơn đầu vào là hóa đơn mà doanh nghiệp nhận được khi là bên mua trong giao dịch. Đây là tài liệu quan trọng để ghi nhận các chi phí liên quan đến việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Hóa đơn đầu vào cũng chứa các thông tin chi tiết về hàng hóa, số lượng, đơn giá và thành tiền. Nó được sử dụng để ghi nhận các chi phí và dùng trong quá trình tính toán lợi nhuận và quản lý chi phí của doanh nghiệp.
Tổng quan, hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra là hai loại chứng từ quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Hóa đơn đầu vào ghi nhận chi phí, trong khi hóa đơn đầu ra tính toán doanh thu. Bằng cách sử dụng chính xác và theo dõi kỹ lưỡng hai loại hóa đơn này, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc ghi nhận tài chính và quản lý hoạt động kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm