Xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng?

bởi Anh
Xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng

Tôi đang làm việc tại một công ty về sản xuất giày da. Tháng 7 năm 2021 công ty tôi có ký một hợp đồng hợp tác kinh doanh với một bên cung ứng da tại Bình Định. Hai bên hợp tác với nhau đến tháng 3 năm 2023 và chấm dứt hợp đồng hợp tác. Nhưng trước thời điểm đó là tháng 2 năm 2023 hai công ty có 3 hoá đơn phát sinh với nhau. Tôi muốn hỏi phương thức xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng và làm thế nào để xử lý những hoá đơn này? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc này hãy tham khảo bài viết “Xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào về xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng?

Hoá đơn là chứng từ doanh nghiệp xuất ra khi có một giao dịch được tạo lập. Hiện nay để thuận tiện cho vấn đề quản lý các doanh nghiệp được yêu cầu cần minh bạch hoá đơn bằng phương thức xuất nhập các hoá đơn điện tử trên hệ thống. Chính vì vậy khi có các phát sinh về hoá đơn thì các doanh nghiệp cũng cần thực hiện theo quy định của cơ quan thuế tránh trùng lặp hoặc sai sót. Trường hợp xử lý hoá đơn khi hợp đồng hợp tác giữa hai doanh nghiệp đã bị huỷ cũng là một trường hợp như vậy.

Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định pháp luật. Ngoài ra, hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Xử lý hóa đơn khi hủy hợp đồng thì sẽ căn cứ thỏa thuận hủy hợp đồng đã ký giữa các bên bị hủy để xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu (nếu có ghi nhận) và kê khai giảm doanh thu theo quy định về việc điều chỉnh giảm doanh thu hoặc thu hồi hóa đơn đã lập.

Nếu không kê khai hóa đơn thì các tổ chức có thể gặp phải những rủi ro như: Khi cơ quan thuế có tiến hành thanh, kiểm tra, nếu đơn vị kinh doanh không thể xuất trình, chứng minh được hóa đơn đầu vào cho các hàng hóa, dịch vụ đã mua thì đơn vị kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm làm mất hóa đơn. Nếu bị cơ quan thuế chứng minh được đây là hành động nhằm mục đích trốn doanh thu thì đơn vị kinh doanh sẽ phải chịu xử phạt vi phạm trốn thuế. Như vậy, các đơn vị kinh doanh nên tiến hành kê khai thuế với các hóa đơn đầu vào. Đây là việc làm vừa gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp, vừa cho thấy sự tuân thủ nghiêm chỉnh quy định pháp luật.

Hóa đơn điện tử sai sót đã kê khai có thể được xử lí như sau: Theo quy định nêu trên thì hóa đơn điện tử đã kê khai mới phát hiện ra sai sót thì cần lập hóa đơn điều chỉnh căn cứ Điểm b, Khoản 2, Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng như thế nào?

Như bạn chia sẻ thì công ty bạn đã xuất 3 hoá đơn tại hợp đồng hai bên đã huỷ hợp đồng với nhau. Điều này là trái với quy định về nhập xuất hoá đơn của cơ quan thuế hiện tại. Để có thể hiểu rõ rằng phải xử lý như thế nào bạn cần đưa hợp đồng thành những trường hợp khác nhau. Đầu tiên bạn nên xác định hợp đồng của công ty bạn với công ty đối tác có phải hợp đồng dịch vụ hay không và nếu là hợp đồng dịch vụ thì việc cung ứng dịch vụ này đã kết thúc và được nghiệm thu chưa. Tiếp đến hãy tham khảo những thông tin sau:

Đối với hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận của các bên theo đó thì bên cung ứng dịch vụ sẽ thay cho bên sử dụng dịch vụ thực hiện công việc mà bên cung ứng có thể thực hiện được và bên sử dụng dịch vụ sẽ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ.

Việc đã xuất hóa đơn khi hủy hợp đồng cung cấp dịch vụ sẽ xử lí tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

– Trường hợp 1: Đối với dịch vụ chưa nghiệm thu nhưng đã lập và gửi hóa đơn

Lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người cung cấp dịch vụ thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo mẫu căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1, điều 7, thông tư 78/2021/TT-BTC.

Theo đó, bên cung cấp dịch vụ cần hủy hóa đơn đã lập và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu 04/SS-HĐĐT.

– Trường hợp 2: Đối với dịch vụ đã nghiệm thu đã lập và gửi hóa đơn

Trường hợp này việc hủy hóa đơn sẽ không được thực hiện. Mà người cung cấp dịch vụ sẽ phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu theo quy định về việc điều chỉnh giảm doanh thu của chế độ kế toán doanh nghiệp..

 Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ là hợp đồng giữa các bên, theo đó sẽ có bên bán sẽ cung cấp hàng hóa cho bên mua và bên mua sẽ trả tiền dựa theo giá trị hợp đồng

– Trường hợp 1, xử lý hóa đơn khi hủy hợp đồng mua bán nếu bên bán đã gửi hóa đơn mà chưa giao hàng cho bên mua.

Lúc này hai bên sẽ phải tiến hành lập biên bản hủy hợp đồng ghi nhận về sự việc, xác định lỗi, phạm vi bồi thường… Theo đó, vì bên mua chưa nhận được hàng nên bên bán sẽ phải tiến hành điều chỉnh giảm bằng chính giá trị đơn hàng đã bị hủy.

– Trường hợp 2, xử lý hóa đơn khi hủy hợp đồng mua bán nếu bên bán đã gửi hóa đơn và giao hàng cho bên mua.

Việc bên bán đã giao hàng cho bên mua thì phải được chứng minh bằng “biên bản giao nhận hàng” có xác nhận của 2 bên. Như vậy sẽ xác định là bên mua đã nhận hàng, nhưng sau đó hợp đồng 2 bên bị hủy. Vì người mua đã nhận hàng nên khi hủy hợp đồng không nhận hàng nữa thì người mua phải lập “hóa đơn trả lại hàng” cho người bán. Trên hóa đơn ghi rõ trả lại hàng do hủy hợp đồng.

Trong trường hợp này thì việc xử lý hóa đơn đã lập được thực hiện căn cứ theo thỏa thuận hủy hóa đơn đã ký giữa các bên và các hồ sơ xử lý hóa đơn trong trường hợp hàng bán bị trả lại theo hướng dẫn nêu trên để kê khai điều chỉnh doanh thu, thuế GTGT đầu ra và lập hồ sơ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT, thuế TNDN theo hướng dẫn tại các văn bản pháp luật về luật quản lý thuế hiện hành.

Xem thêm >>

Hạch toán khi thầu phụ xuất hóa đơn như thế nào?

Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn điện tử không?

Nhận tiền thưởng doanh số có phải xuất hóa đơn không?

Xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng
Xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng

Thủ tục tiến hành hủy hóa đơn 

Khi đã các định được bản thân và doanh nghiệp nằm trong những trường hợp đủ điều kiện để huỷ hoá đơn điện tử đã xuất ra thì bạn có thể tham khảo những bước huỷ hoá đơn dưới đây của chúng tôi. Việc tiêu huỷ hoá đơn đã xuất là cách thức hủy đi thông tin của hoá đơn đó trên hệ thông hoá đơn điện tử của doanh nghiệp và không ai có thể truy cập vào hoá đơn điện tử đã huỷ đó để sửa đổi hay thay đổi những thông tin nào cả. Cụ thể về phương thức huỷ hoá đơn hãy tham khảo những thông tin sau:

Những mẫu hóa đơn hiện nay áp dụng với nhiều lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác nhau như làm hộ tịch, làm mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ, tùy thuộc vào điều kiện để tiến hành ủy hóa đơn.

Căn cứ khoản 10, 11 Điều 3 Nghị định 123/2020 NĐ-CP thì tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử. 

Còn việc tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tự in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.

Hóa đơn sẽ phải tiêu hủy khi mà doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn trong khoảng thời gian chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì phải tiêu hủy hóa đơn, thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày.

Lưu ý, các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật..

Thủ tục tiến hành với các trường hợp hủy hóa đơn điện tử đã được quy định trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, đối tượng áp dụng với các trường hợp hủy hóa đơn sẽ  bao gồm các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã…), hộ và cá nhân kinh doanh. 

Việc hủy hóa đơn, chứng từ sẽ là làm cho hóa đơn, chứng từ đó không có giá trị sử dụng. 

Thủ tục hủy hóa đơn điện tử sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

Bước 2: Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Thủ tục tiêu hủy hóa đơn sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1:  Phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn. Hội đồng bao gồm: đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức kinh doanh. Ngoài ra,  Hộ, cá nhân kinh doanh sẽ không cần tiến hành bước này.

Bước 2: Phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.

Bước 3: Lập biên bản hủy hóa đơn. Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

Bước 4: Thực hiện thông báo kết quả hủy hóa đơn

– Về số lượng: 2 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp

– Thời hạn gửi thông báo kết quả: chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày thực hiện thủ tục tiêu hủy hóa đơn.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng về soạn thảo mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục tiêu hủy hóa đơn sẽ bao gồm?

Bước 1:  Phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn. Hội đồng bao gồm: đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức kinh doanh. Ngoài ra,  Hộ, cá nhân kinh doanh sẽ không cần tiến hành bước này.
Bước 2: Phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.
Bước 3: Lập biên bản hủy hóa đơn. Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

Thực hiện thông báo kết quả hủy hóa đơn như thế nào?

– Về số lượng: 2 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp
– Thời hạn gửi thông báo kết quả: chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày thực hiện thủ tục tiêu hủy hóa đơn.

Thời hạn huỷ hoá đơn đã xuất là bao nhiêu ngày?

Hóa đơn sẽ phải tiêu hủy khi mà doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn trong khoảng thời gian chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì phải tiêu hủy hóa đơn, thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm