Hạch toán khi thầu phụ xuất hóa đơn như thế nào?

bởi Thanh Thủy
Hạch toán khi thầu phụ xuất hóa đơn

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội thì kéo theo đó các hoạt động xây dựng cũng ngày càng gia tăng, điều này đã dẫn đến khối lượng công việc trong lĩnh vực này càng lớn. Vậy nên việc thuê thêm nhà thầu phụ với mục đích để tăng nhanh và kịp hoàn thành tiến độ là hoạt động diễn ra khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên vẫn có khá nhiều doanh nghiệp chưa nắm được các quy định liên quan đến nhà thầu phụ. Sau đây mời các bạn hãy cùng LSX tìm hiểu về các quy định liên quan đến nhà thầu phụ cũng như tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề “Hạch toán khi thầu phụ xuất hóa đơn” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về nhà thầu phụ

Khi các nhà thầu dã kí hợp đồng với chủ đầu tư thì sẽ phải hoàn thành các hạng mục công việc theo hợp đồng đã được thỏa thuận và kí kết giữ các bên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hạng mục công việc này thì có một số trường hợp sẽ thuê thêm các nhà thầu phụ để thực hiện công trình nhanh hơn sao cho kịp tiến độ.

Theo khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 thì nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. 

Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Quy định về quản lý nhà thầu phụ

Quy định về quản lý nhà thầu phụ theo khoản 2 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

– Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. 

Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

– Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; 

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;

– Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. 

Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu;

– Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.

Hạch toán khi thầu phụ xuất hóa đơn thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, 3 tháng trước công ty tôi ký hợp đồng thi công xây dựng với công ty xây dựng A . Nhưng do số lượng công việc nhiều nên bên tôi lại thuê thêm các nhà thầu phụ là công ty B và C… để thi công từng hạng mục khác nhau để kịp hoàn thành tiến độ công trình. Luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp này thì công ty tôi sẽ phải “Hạch toán khi thầu phụ xuất hóa đơn” như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Việc nhà thầu phụ xuất hóa đơn cho chủ đầu tư hay nhà thầu chính luôn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các nhà thầu. Vì theo quy định pháp luật, khi xuất hóa đơn thì đúng đối tượng, số lượng, thuế và đặc biệt là thông tin của người mua hay sử dụng dịch vụ. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm xuất hóa đơn của nhà thầu phụ.

Về việc thanh toán hợp đồng phụ:

Theo quy định tại Luật Đấu thầu 2013 thì nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh; còn nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.

Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Nhà thầu chính và nhà thầu phụ trong một dự án đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở hợp đồng. Và loại hợp đồng này được gọi là hợp đồng thầu phụ.

Theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu (gọi tắt là nhà thầu chính) với nhà thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:

  • Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
  • Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
  • Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
  • Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.
  • Nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

Tuy nhiên, khi thực hiện thanh toán đối với hợp đồng thầu phụ thì chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, trường hợp các bên tham gia hợp đồng thầu phụ và chủ đầu tư dự án xây dựng không có thỏa thuận khác về việc thanh toán đối với hợp đồng thầu phụ, thì về nguyên tắc chủ đầu tư dự án xây dựng sẽ căn cứ đề xuất thanh toán của nhà thầu chính để thực hiện thanh toán hợp đồng phụ trực tiếp cho nhà thầu phụ.

Trường hợp công ty bạn là nhà thầu phụ chuyên cung cấp lắp ráp các cửa (doors, windows) của một dự án công trình xây dựng và có ký hợp đồng với công ty xây dựng là nhà thầu chính của dự án này, nhưng được chủ đầu tư thanh toán hợp đồng phụ là phù hợp với quy định của pháp luật.

Hạch toán khi thầu phụ xuất hóa đơn

Về việc xuất hóa đơn:

Tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định:

“Điều 16. Lập hóa đơn

1. Nguyên tắc lập hóa đơn

b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc người bán khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn cho người mua.

Đồng nghĩa, về nguyên tắc thì trường hợp nhà thầu phụ ký hợp đồng và chịu trách nhiệm với nhà thầu chính thì nhà thầu phụ phải thực hiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho nhà thầu chính theo quy định của pháp luật.

Xem thêm thông qua>>

Quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân

Trường hợp nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ?

Nhận tiền thưởng doanh số có phải xuất hóa đơn không?

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ

Khái niệm nhà thầu phụ hiện nay được nhắc đến rất nhiều hiện nay, tuy nhiên đây cũng được coi như là một nội dung mới vậy nên các quy định liên quan đến nhóm đối tượng này vẫn chưa thực sự được phổ biến và chưa có nhiều người nắm được và hiểu rõ. Vậy thì quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ được quy định như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thứ nhất, khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính cần phải thực hiện các quy định sau:

– Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầy phụ

– Nếu như nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò nhà thầu chính thì cần phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi mà các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

– Đối với các nhà thầu phụ không có tên trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.

– Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

– Tổng thầu, các nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đầu cho các nhà thầu phụ thực hiện.

Thứ hai, nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định. Theo đó:

– Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kĩ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu

– Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định thì các bên hợp đồng phải thoả thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ

– Nhà thầu chính (tổng thầu) có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu như công việc nhà thầu chính, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng theo các thoả thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ các cơ sở cho rằng Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng

– Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính, trừ trường hợp có sự thoả thuận khác

– Nhà thầu phụ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu.

Xem thêm >>

Bổ sung hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Công ty không đóng thuế thu nhập cá nhân xử lý thế nào?

Thu nhập tăng thêm có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Hạch toán khi thầu phụ xuất hóa đơn” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư ra sao?

Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư theo Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
– Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
+ Hạch toán tài chính độc lập;
+ Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
+ Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+ Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2013;
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
+ Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
+ Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
– Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
+ Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
+ Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
– Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; 
Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu phụ?

Để lựa chọn được một nhà thầu phụ phụ hợp, cần dựa vào các yếu tố dưới đây:
– Nơi hoạt động lâu dài của nhà thầu phụ
– Sự đầy đủ máy móc, thiết bị để thực hiện công việc một cách đúng đắn và mau lẹ
– Khả năng tài chính phù hợp để thực hiện công việc
– Năng lực kĩ thuật và kinh nghiệm
– Tần số thực hiện dự án bị lỗi hoặc không hoàn thành đúng tiến độ trước đây
– VỊ trí hiện tại của nhà thầu phụ trong ngành.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm