Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống nhằm đảm bảo cơ sở thực hiện đúng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất 2022. Mời quý khách hàng tham khảo.
Các ngành nghề kinh doanh phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
+ Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
+ Cơ sở bán thực phẩm” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
Cửa hàng ăn” hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
“Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
“Căng tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định
“Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
“Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
“Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Đây là câu hỏi mà không ít cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng ăn uống đặt ra. Vậy hôm nay luật Trí Hùng xin được mạn phép trả lời như sau:
Về cơ bản, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các cơ sở, các nhà máy sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam đủ điều kiện trong lĩnh vực này.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẫu hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm bạn có thể tải trên mạng; hoặc lấy mẫu tại cơ quan cấp phép. Đây là khâu rất quan trọng; và mất nhiều thời gian trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ; trước khi nộp hồ sơ thủ tục cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì khi thành phần hồ sơ theo quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không chuẩn thì bạn sẽ mất nhiều công sức.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm)
Quy trình thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ:
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
– Bước 2: Nộp lệ phí.
- Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng.
- Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng.
– Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế.
– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung tâm y tế dự phòng
Hiệu lực thể hiện trên mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
03 năm chính là thời gian có hiệu lực của loại giấy phép này. Trong thời gian này doanh nghiệp có thể thoải mái tự do kinh theo theo đúng với cam kết và thỏa thuận.
Thời gian này, cơ quan chức năng kiểm tra và sẽ xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh. Vậy nên, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tự tin và thu hút khách hàng của mình.
Đặc biệt với những doanh nghiệp chế biến thực phẩm thì giấy phép này chính là chìa khóa sống còn. Đây giống như một lời cam kết về thực phẩm để thu hút cũng như tạo lòng tin cho khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất 2022” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp
- Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh chóng
- Mức phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Hiện tại theo thông tư 14/2013/tt-byt hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Theo đó Bộ y tế quy định “Danh sách cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT”
Theo điều 24 của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành năm 2013 thì mức xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong ngành nghề kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
Khoản 1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
Khoản 2. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
Khoản 3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;
Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.