Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ mới năm 2023

bởi Gia Vượng
Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ mới năm 2023

Xin chào Luật sư. Tôi hiện có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là tôi có mua một thửa đất, nay chuẩn bị tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên do nhiều lý do nên tôi không đứng tên sổ đỏ đất này được, tôi muốn uỷ quyền cho một người khác đứng tên. Tôi thắc mắc rằng có được uỷ quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ được hay không? Nếu được, tôi sẽ soạn thảo mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ như thế nào? Mong được luật sư tư vấn hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để nhận được sự hỗ trợ nhé, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về uỷ quyền như thế nào?

Theo khoản 1 điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự . Theo đó, cá nhân và pháp nhân đều hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác để làm thủ tục liên quan đến việc cấp sổ đỏ. 

Trong Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định Ủy uyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 

Theo đó, cá nhân và pháp nhân đều hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác để làm thủ tục liên quan đến việc cấp sổ đỏ. 

Uỷ quyền đứng tên Sổ đỏ, có được không?

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai nêu rõ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay thường gọi là Sổ đỏ, Sổ hồng. Đây là chứng thư để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của cá nhân, tổ chức với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở… đó.

Ngoài ra, về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở trên Sổ đỏ, Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BNTMT quy định như sau:

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được cấp Giấy chứng nhận được ghi trên Sổ đỏ, Sổ hồng với các thông tin: Họ tên, năm sinh, tên, số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú.

– Chủ sở hữu đất và chủ sử dụng đất không cùng là một người thì sẽ cấp riêng Sổ đỏ, Sổ hồng cho từng người và Sổ cấp cho người nào thì chỉ ghi thông tin của người đó.

– Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản và có thoả thuận về việc cấp Sổ đỏ cho người đại diện thì văn bản thoả thuận này phải được công chứng, chứng thực và Giấy chứng nhận này sẽ cấp cho người đại diện đó. Tuy nhiên, trên Sổ đỏ, ngoài dòng ghi thông tin về người đại diện thì vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin của các người đồng sử dụng, đồng sở hữu khác.

Trong khi đó, uỷ quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định này, việc uỷ quyền chỉ xảy ra khi các bên có thoả thuận để một bên thực hiện công việc thay mặt cho bên khác và hợp đồng uỷ quyền có thể có hoặc không có thù lao.

Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ mới năm 2023
Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ mới năm 2023

Có thể thấy, uỷ quyền là hướng đến việc “thực hiện thay một công việc” trong khi đứng tên trên Sổ đỏ lại thể hiện sự công nhận của Nhà nước về quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất của cá nhân. Đây là hai vấn đề không liên quan đến nhau.

Như vậy, căn cứ các quy định trên, chỉ có trường hợp đại diện đứng tên trên Sổ đỏ khi có nhiều người đồng sở hữu, đồng sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà không được uỷ quyền đứng tên thay trên Sổ đỏ.

Những rủi ro thường gặp khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ

Khi nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận thì dữ liệu địa chính thể hiện người được nhờ đứng tên là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, sẽ có nhiều rủi ro pháp lý như sau:

1. Nhờ người khác nhận chuyển nhượng mà không có ủy quyền, nhất là nhờ đứng tên khi sang tên thì rủi ro lớn nhất là người được nhờ nếu có ý định chiếm đoạt sẽ không chịu sang tên lại, trả lại tài sản, phủ nhận giao dịch nhờ đứng tên thì sẽ xảy ra tranh chấp.

2. Khi Nhà nước thu hồi nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người được nhờ đứng tên trên Giấy chứng nhận là người được bồi thường (được ghi tên trong quyết định bồi thường).

3. Người được nhờ đứng tên có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện.

4. Người đứng tên trên Giấy chứng nhận chết thì nhà đất khi đó sẽ là di sản thừa kế. Nếu người thừa kế không thừa nhận hoặc không biết nguồn gốc nhà đất là do được “nhờ” đứng tên thì khi đó dễ xảy ra tranh chấp.

5. Người được nhờ đứng tên nếu có nghĩa vụ tài sản với người thứ ba mà quyền sử dụng đất, nhà ở bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ thì quyền, lợi ích của người nhờ đứng tên sẽ không được đảm bảo, thậm chí bị “mất trắng” nếu không có chứng cứ để chứng minh.

Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ mới năm 2023

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Ủy quyền sang tên Sổ đỏ thường được thực hiện dưới hình thức nào?

Ủy quyền sang tên Sổ đỏ thường được thực hiện dưới 02 hình thức:
Hợp đồng ủy quyền: Trường hợp các công việc liên quan đến việc định đoạt tài sản như bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn…
Giấy ủy quyền: Thực hiện các công việc hành chính liên quan đến đăng ký biến động hay xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giấy ủy quyền sang tên Sổ đỏ có cần công chứng không?

Tại Luật Công chứng và Luật Đất đai hiện nay không có quy định bắt buộc các bên phải công chứng văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, do đất đai là tài sản có giá trị lớn, dễ xảy ra tranh chấp, do đó các bên vẫn nên công chứng văn bản ủy quyền sang tên Sổ đỏ để phòng tránh rủi ro về sau.

Đất ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ thì lấy lại bằng cách nào?

Nếu muốn đòi lại đất bạn cần thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:
– Hai bên tự thỏa thuận
– Hai bên đã được UBND can thiệp hòa giải tại cơ sơ, có lập biên bản hòa giải;
– Gửi đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất tòa lạc, có đính kèm biên bản hòa giải tại cơ sở để yêu cầu giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm