Mẫu giấy ủy quyền sử dụng con dấu mới

bởi Bảo Nhi
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng con dấu mới

Cuộc sống hiện nay chắc hẳn trong mỗi chúng ta đã được nghe nói về giấy ủy quyền đã từng có rất nhiều nhưng chưa thực sự hiểu về ý nghĩa của mẫu giấy này. Giấy ủy quyền, cuộc sống trong quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể nào mà nó chỉ có quy định về hợp đồng uỷ quyền. Vậy mẫu giấy ủy quyền sử dụng con dấu được viết như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu giấy ủy quyền sử dụng con dấu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý, là tài liệu ghi nhận về việc người ủy quyền chỉ định cho người được ủy quyền đại diện cho mình thực hiện một công việc hay thực hiện một số công việc nhất định trong phạm vi được ủy quyền.

Như vậy cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho một cá nhân, ủy quyền cho pháp nhân khác thay mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự trong phạm vi ủy quyền. 

Nội dung bắt buộc phải có trong giấy ủy quyền

Trong các văn bản pháp luật hiện nay, chưa có quy định về mẫu giấy ủy quyền nói chung, tuy nhiên khi soạn thảo giấy ủy quyền thì cần chú ý một số thông tin bắt buộc phải có trong giấy uỷ quyền như:

– Thông tin cá nhân của bên ủy quyền và của bên được ủy quyền bao gồm họ và tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân ngày cấp và nơi cấp;

– Nội dung được ủy quyền, trong phần này cần nêu cụ thể về nội dung công việc ủy quyền như: rút bảo hiểm xã hội, nhận lương hưu, nhận bưu phẩm, làm thủ tục đăng ký xe… cùng ghi rõ thời hạn ủy quyền có ghi rõ là giấy ủy quyền có giá trị từ ngày…tháng..năm đến ngày…tháng…năm, cần thỏa thuận rõ về phạm vi ủy quyền.

– Bên ủy quyền, bên được ủy quyền ký tên vào giấy ủy quyền, thực hiện chứng thực chữ ký của người uỷ quyền.

– Thỏa thuận rõ trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp nội dung giấy ủy quyền;

– Trường hợp có căn cứ ủy quyền thì nên trình bày chi tiết để làm căn cứ hợp lý cho việc ủy quyền…

Mẫu giấy ủy quyền sử dụng con dấu

Quy định về mẫu giấy ủy quyền hợp pháp

Mẫu giấy ủy quyền sử dụng con dấu mới
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng con dấu mới

Giấy uỷ quyền được xem là hợp pháp khi đáp ứng đúng các nội dung trong mẫu mà chúng tôi vừa hướng dẫn ở trên, đồng thời đáp ứng được quy định:

Giấy ủy quyền cần đảm bảo các nội dung ủy quyền không được trái với các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự 2015:

– Bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;

– Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

– Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận;

– Xác lập, thực hiện, chấm dứt ủy quyền một cách thiện chí, trung thực;

– Các bên phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

– Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;

Đồng thời cần đảm bảo về tính hình thức, Hình thức của Giấy ủy quyền có thể theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản nào quy định tập trung về hình thức của Giấy ủy quyền song trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành lại có quy định về hình thức.

Nguyên tắc hoạt động ủy quyền cần xác lập

+ Xác lập quan hệ ủy quyền bằng văn bản: Quan hệ ủy quyền, đại diện theo ủy quyền phải được xác lập bằng văn bản theo đúng quy định tại Điều 135, Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ xác lập quyền đại điện.

+ Quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền: Quan hệ ủy quyền cần xác lập thời hạn ủy quyền cụ thể theo thỏa thuận hoặc theo quy đinh của pháp luật (điều 140, bộ luật dân sự năm 2015 về thời hạn đại điên).

+ Quy định về nội dung ủy quyền (phạm vi ủy quyền): Người ủy quyền chỉ được thực hiện các nội dung công việc dựa trên phạm vi ủy quyền theo đúng quy định tại Điều 141, Bộ luật dân sự năm 2015 về phạm vi đại điện ủy quyền.

+ Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có thể phát sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể dựa trên nội dung của hợp đồng ủy quyền (Theo quy định từ Điều 274 đến 291 của Bộ luật dân sự năm 2015). Điều này được hiểu là Bên nhận ủy quyền có thể được hưởng một khoản thù lao theo sự thỏa thuận của các bên và cũng phát sinh các nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đủ không trái với nội dung ủy quyền. Đồng thời, nếu vi phạm cũng phát sinh nghĩa vụ bồi thường hoặc nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.

Lưu ý: Về sự khác nhau về tên gọi giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 không tồn tại khái niệm giấy ủy quyền mà chỉ có quy định về hợp đồng ủy quyền (theo quy định từ Điều 562 đến Điều 569 của Bộ luật dân sự năm 2015). Như vậy, có thể thấy rằng tên gọi giấy ủy quyền là tên gọi khác của hợp đồng ủy quyền, nếu sử dụng đúng thuật ngữ pháp lý chuyên ngành thì nên sử dụng khái niệm hợp đồng ủy quyền thay vì giấy ủy quyền như cách gọi và cách hiểu của người dân.

“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

“Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

“Điều 564. Ủy quyền lại

1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền sử dụng con dấu”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức làm giấy ủy quyền?

Ủy quyền có thể thể hiện dưới nhiều hình thức như ủy quyền bằng lời nói hoặc ủy quyền bằng văn bản, nhưng hình thức dễ được thừa nhận và phổ biến nhất là ủy quyền bằng văn bản. Văn bản ủy quyền có thể chia thành hai loại: Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền.
Mặc dù trong Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay chỉ có quy định chi tiết về hợp đồng ủy quyền nhưng hình thức giấy ủy quyền vẫn được sử dụng rộng rãi và được công nhận giá trị pháp lý trong thực tế.

Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng?

Tuy nhiên dù là giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền thì hiện nay, trong quy định của pháp luật về dân sự không có quy định nào bắt buộc Giấy ủy quyền phải công chứng hay chứng thực.
Song thực tế tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp, pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu Giấy ủy quyền phải được công chứng. Cụ thể, một số trường hợp Giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực có thể được kể đến như sau:
– Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng.
– Văn bản ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các thủ tục ở cơ quan nhà nước như việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch, ….
Lưu ý: Pháp luật quy định một số trường hợp không thể thực hiện uỷ quyền dù cho có mẫu giấy uỷ quyền như trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha-mẹ-con.

Một số trường hợp pháp lý đặc biệt về ủy quyền?

– Cha mẹ là người đại điện đương nhiên (không cần ủy quyền) đối với con chưa thành niên (được hiểu dưới 15 tuổi);
– Người từ đủ 15 tuổi (mười lăm) đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự đó phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập và thực hiện) quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền;
– Vợ chồng cũng có thể xác lập giấy ủy quyền để định đoạt tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo khoản 3 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung vợ chồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm