Tôi hiện đang lao động tại nước ngoài. Sau một năm làm việc thì tôi có tích cóp được số tiền là 1 tỷ để xây nhà ở quê. Hiện tại để làm nhà thì cần một số giấy tờ nhất định. Do nhiều lý do tôi không thể về để thực hiện những việc này mà cần phải ủy quyền cho vợ thực hiện thủ tục ở Việt Nam. Tôi muốn hỏi mẫu giấy ủy quyền tài sản cho vợ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Mẫu giấy ủy quyền tài sản cho vợ 2024” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
Giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân là gì?
Khi bạn muốn nhờ một người nào đó giúp mình thực hiện một thủ tục trên pháp luật thì bạn cần phải có giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền được hiểu là giấy tờ xác nhận một người sử dụng quyền và nghĩa vụ của bạn để thực hiện những công việc khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau.
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Đây là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015.
Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý xác lập tư cách đại diện của người được ủy quyền. Ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền được đại diện, thay mặt cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền.
Giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân được dùng phổ biến, như trong các trường hợp dưới đây:
– Ủy quyền thực hiện công việc có tính chuyên môn hóa cao.
– Ủy quyền để làm việc với bên thứ ba, cơ quan, tổ chức nhằm giải quyết vụ việc cụ thể được yêu cầu, đề nghị hoặc công việc có tính chất bắt buộc.
– Ủy quyền để đàm phán, giao kết hợp đồng…
Tuy nhiên, có một số trường hợp không thể thực hiện việc ủy quyền có thể kể đến đó là:
– Đăng ký kết hôn: Vì theo khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch thì khi đăng ký kết hôn hai vợ chồng phải cùng có mặt.
– Ly hôn: Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng.
– Công chứng di chúc của mình: khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng quy định: người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
– Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2: theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009 nếu yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì cá nhân không được uỷ quyền cho người khác làm thay thủ tục này.
>> Tham khảo thông tin về: Trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh
Thời hạn của giấy ủy quyền là bao lâu?
Giấy ủy quyền thông thường sẽ được ghi nhận dưới dạng thực hiện một hoạt động nhất định. Tuy nhiên có nhiều công việc xác định thời hạn nên khi ủy quyền thì bên thực hiện ủy quyền thực hiện nó dưới dạng thời gian và có ghi nhận thời gian. Vậy thời hạn tối đa của một giấy ủy quyền là bao lâu?
Tại Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, tuy nhiên quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng. Và tại Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền là do các bên thỏa thuận, do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy, theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp sau:
– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Mẫu giấy ủy quyền tài sản cho vợ 2024
Trong trường hợp bạn muốn ủy quyền cho vợ thực hiện các thủ tục về đất đai ở nhà thì bạn có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền cơ bản dưới đây của chúng tôi. Đây là mẫu đơn giản nhất chính vì vậy bạn có thể thêm những điều khoản mà bạn mong muốn vào giấy ủy quyền.
Mời bạn xem thêm
- Bảng tính nghỉ hưu trước tuổi năm 2024
- Bản cam kết xây dựng nhà liền kề an toàn 2024
- Thủ tục thu hồi biển số xe 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền tài sản cho vợ 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, Luật Công chứng không quy định về thủ tục công chứng giấy ủy quyền mà chỉ đề cập tới việc công chứng ủy quyền. Giấy ủy quyền thường được sử dụng trong những trường hợp ủy quyền đơn giản nên thường sẽ không cần công chứng, bởi nếu là các trường hợp phức tạp thường sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền thay cho giấy ủy quyền.
Tuy nhiên, tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau:
Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường và không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì phải thực hiện chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền.
Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.