Mẫu hợp đồng BOT có những điều khoản nào?

bởi VanAnh
Mẫu hợp đồng BOT có những điều khoản nào

Thời gian gần đây Chính phủ đang nỗ lực tìm nhiều giải pháp khuyến khích đầu tư và thực hiện chính sách pháp lý cho việc sử dụng công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT. Hiện nay vấn đề hợp tác theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra rất phổ biến. Trong các hợp đồng đối tác công tư thì hợp đồng BOT là hợp đồng mà được lựa chọn khá nhiều. Bài viết dưới đây LSX sẽ cung cấp thông tin về Mẫu hợp đồng BOT. Mời bạn cùng theo dõi nhé

Hợp đồng BOT là gì?

Hợp đồng BOT là một trong những nguồn tài chính quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, cùng với nguồn vốn ngân sách và vốn vay nước ngoài, vốn hóa thị trường (bao gồm cổ phiếu và trái phiếu). Cụ thể tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2015/TT-BCT có quy định về hợp đồng BOT có đối tượng của hợp đồng là việc xây dựng nhà nháy nhiệt điện như sau:

  1. Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa Bộ Công Thương và chủ đầu tư BOT để xây dựng nhà máy nhiệt điện trên lãnh thổ Việt Nam; sau khi hoàn thành nhà máy, chủ đầu tư được quyền kinh doanh nhà máy trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, chủ đầu tư chuyển giao cho Bộ Công Thương.

Quy định về hợp đồng BOT

Hợp tác công tư là cơ chế quan trọng, không chỉ đóng vai trò nòng cốt mà còn là đòn bẩy để xây dựng nguồn lực tài chính, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng, dịch vụ công ở Việt Nam. Đặc biệt, hình thức đầu tư hợp đồng BOT trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới mà còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tại Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:

Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

  • a) Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (Build – Operate – Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);
  • b) Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (Build – Transfer – Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO);
  • e) Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (Build – Own – Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO);
  • d) Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (Operate – Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);
  • đ) Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (Build – Transfer – Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL);
  • e) Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (Build – Lease – Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT);
  • g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.

Theo đó, hợp đồng BOT là một trong những loại hợp đồng dự án PPP, ngoài ra còn có một số loại hợp đồng khác cũng được xếp vào hợp đồng dự án PPP như hợp đồng BOO, hợp đồng O&M,…

Đặc điểm của hợp đồng BOT

Cũng giống như những hợp đồng sự án đối tác công tư khác thì hợp đồng BOT là loại hợp đồng mang hình thức như một hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, hợp đồng BOT so với hợp đồng thương mại khác có những điểm khác biệt sau đây:

Thứ nhất, Chủ thể ký kết hợp đồng: một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên nhà đầu tư.

Thứ hai, Hợp đồng BOT giúp xác định quyền và nghĩa vụ ràng buộc đối với các bên. Có thể nói quyền và nghĩa vụ là yếu tố quan trọng cốt yếu của một hợp đồng. Thông qua việc thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, các bên biết được mình sẽ được hưởng những lợi ích gì và phải thực hiện những công việc gì.

Thứ ba, Hình thức của hợp đồng: được lập thành văn bản.

Thứ tư, Nội dung của hợp đồng: Hợp đồng dự án bao gồm sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình và phải bàn giao công trình đó cho Nhà nước.

Thứ năm, Phương thức thực hiện hợp đồng: Nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp BOT để tổ chức, quản lý, kinh doanh dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với điều kiện doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.

Thứ sáu, Lợi ích nhà đầu tư được hưởng là việc tiến hành quản lý và kinh doanh công trình trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý. Hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước Việt Nam.

Đặc điểm của hợp đồng BOT

Mẫu hợp đồng BOT năm 2023 – Tải xuống ngay

Nhiều công trình, hạ tầng không đảm bảo chất lượng, tiến độ, chất lượng xây dựng và bảo trì một số công trình không đảm bảo yêu cầu, nhiều công trình nhanh chóng xuống cấp sau vài năm. Do vậy Chính phủ đang đẩy mạnh phương thức hợp tác theo phương thức đối tác công tư BOT. Dưới đây là những điều khoản cơ bản hợp đồng này. Mời bạn tham khảo nhé.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [36.50 KB]

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng BOT chi tiết

Một hợp đồng BOT được ký kết không hề đơn giản nên đòi hỏi nội dung hợp đồng cũng phải thật chặt chẽ. LSX mời bạn tham khảo cách soạn thảo mẫu hợp đồng BOT dưới đây của chúng tôi. Hy vọng kiến thức chúng tôi chia sẻ có ích và bạn đọc có thể áp dụng vào cuộc sống.

(1) Điền tên cơ quan có thẩm quyền thông qua dự án

(2) Điền thời gian yêu cầu quy hoạch phát triển được thông qua

(3) Giải thích các thuật ngữ, khái niệm cơ bản sẽ được sử dụng phù hợp với quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, pháp luật hiện hành và ngữ cảnh cụ thể của Hợp đồng dự án.

(4) Điền:

– Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Họ tên người đại diện có thẩm quyền

– Địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

(5) Điền:

– Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số……. do Sở Kế hoạch và Đầu tư/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ………….. cấp ngày……………. (đối với trường hợp Nhà đầu tư là Doanh nghiệp Việt Nam hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam).

– Địa chỉ, số điện thoại, fax (nếu có) của doanh nghiệp

– Người đại diện (họ và tên, chức vụ)

Trường hợp một Bên ký kết là Nhà đầu tư nước ngoài, ghi tên, quốc tịch của Nhà đầu tư; số giấy phép thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu có; địa chỉ, điện thoại, fax, họ và tên, chức vụ của người đại diện được ủy quyền.

(6) Xác định rõ những vấn đề trong hợp đồng như:

– Tính chất của công trình (Cầu, đường, nhà máy điện, cảng….)

– Tổng mức vốn đầu tư ước tính.

– Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình .

– Loại công nghệ và thiết bị dự tính sử dụng xây dưng và lắp đặt công trình

– Loại dịch vụ và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của công trình

Mẫu hợp đồng BOT có những điều khoản nào

(7) Những yêu cầu thiết kế kỹ thuật công trình các bên có thể thỏa thuận như:

– Tổ chúc khảo sát

– Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế

– Thời gian thiết kế

– Yêu cầu về mức độ chi tiết của thiết kế

– Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế

(8) Các bên có thể thỏa thuận về vấn đề cấp đất, cho thuê đất và bàn giao đất xây dựng công trình như sau:

– Diện tích và loại đất được cấp hoặc được thuê, mục đích sử dụng đất

– Thực hiện thủ tục về thuê đất hoặc xin cấp đất

– Giải toả và đền bù về đất, thời hạn giải toả, trách nhiêm giải toả, trách nhiệm trong việc đền bù, thực trạng về diện tích đất khi thuê hoặc được giao

– Thời hạn được thuê hoặc được cấp

– Giá thuê đất hoặc tiền về cấp đất, chế độ miễn, giảm, mức giảm giá thuê đất hoặc giảm tiền trả về cấp đất

(9) Tiến độ thực hiện công việc được thể hiện:

– Thời gian thực hiện đầu tư và thời điểm bắt đầu khai thác sử dụng công trình B.O.T

– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong tổ chức quản lý xây dựng, lắp đặt công trình

(10)

(11) Các bên thỏa thuận về chế độ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, nguyên tắc định giá, phí, mức giá ban đầu, nguyên tắc điều chỉnh giá và phí, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chấp hành các công việc nói trên.

(12) Tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình B.O.T, chế độ bảo dưỡng (định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng, mức độ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ ,trường hợp sửa chữa, bảo dưỡng đột xuất, hình thức và cách thức sửa chữa v,v….).

(13) Nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các biện pháp để bảo đảm thực hiện Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án và các quy định có liên quan của pháp luật về đầu tư, xây dựng và môi trường.

(14)

– Thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức

– Thời hạn miễn, giảm thuế doanh thu

– Miễn thuế nhập khẩu áp dụng theo Điều…… Quy chế B.O.T ban hành kèm theo Nghị định số …. CP ngày … tháng … năm.… (Kèm theo danh Mục và số lượng thiết bị, hàng hóa miễn thuế nhập khẩu).

– Các ưu đãi, ưu tiên và hỗ trợ khác (ưu tiên được cấp nước, cấp điện, hình thức, mức độ và điều kiện hỗ trợ trong việc thu phí v.v….).

(15)

– Mục đích kiểm tra

– Đối tượng kiểm tra, giám sát

– Hình thức kiểm tra, giám sát (định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, đột xuất, lý do

(kiểm tra, giám sát đột xuất).

– Quyền, nghĩa vụ của các bên trong thực hiện kiểm tra, giám sát.

(16)

– Quy định về quyền và điều kiện thay đổi cổ đông, hoặc thành viên doanh nghiệp B.O.T.

– Quy định về quyền và điều kiện chuyển nhượng (ví dụ chuyển nhượng phần liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, hoặc chuyển nhượng phần liên quan đến khai thác và quản lý kinh doanh dịch vụ v.v…).

(17) Những lý do hoặc điều kiên dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung sửa đổi nội dung hợp đồng B.O.T, thủ tục tiên hành điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.

(18)

– Do hợp đồng hết hiệu lực.

– Những trường hợp bất khả kháng(định rõ các trường hợp này).

– Các trường hợp khác (định rõ).

(19) Các bên có thể thỏa thuận về trường hợp giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra theo quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP như sau:

– Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện dự án trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và các hợp đồng bảo lãnh được giải quyết thông qua tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam hoặc hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận.

– Tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc với các tổ chức kinh tế Việt Nam và tranh chấp giữa các nhà đầu tư được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư.

– Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan là tranh chấp thương mại. Quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành theo quy định của pháp luật về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.

(20)

Thời gian, điều kiện, thủ tục, trình tự và tổ chức thực hiên chuyển giao:

– Đối với trường hợp chuyển giao do hợp đồng B.O.T hết hiệu lực.

– Đối với trường hợp chuyển giao trước thời hạn theo thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp B.O.T.

21) Các phụ lục, văn bản, tài liệu kèm theo do các Bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện Dự án.

(23) Điền số bản hợp đồng mà các bên lập ra

(24) Điền họ và tên người làm chứng, địa chỉ, số điện thoại,…

Thông tin liên hệ LSX

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Mẫu hợp đồng BOT có những điều khoản nào?. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc liên quan đến pháp lý. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Chia sẻ phần giảm doanh thu được áp dụng với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT khi nào?

việc chia sẻ phần giảm doanh thu được áp dụng với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:
Dự án áp dụng loại hợp đồng BOT;
Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu;
Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu là 75%;
Đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu.

Những đơn vị nào được ủy quyền làm cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải?

Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 50/2022/TT-BGTVT như sau:
Cơ quan ký kết hợp đồng dự án
Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Cục quản lý chuyên ngành hoặc Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với các dự án đường cao tốc) làm cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là cơ quan ký kết hợp đồng dự án).
Trường hợp dự án liên quan đến từ hai Cục trở lên, các Cục thống nhất báo cáo Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc ủy quyền cho một Cục là cơ quan ký kết hợp đồng dự án.
Việc ủy quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện bằng văn bản, trong đó xác định cụ thể phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền, trách nhiệm của cơ quan được ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Văn bản ủy quyền phải tuân thủ thể thức và đóng dấu hoặc ký số theo quy định.
Như vậy, theo quy định, các đơn vị được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền làm cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ, bao gồm:
(1) Cục quản lý chuyên ngành;
(2) Cục Đường cao tốc Việt Nam đối với các dự án đường cao tốc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm