Rất nhiều tiệm làm tóc, salon tóc mọc lên trong những năm gần đây. Để có thể làm tóc, tạo mẫu tóc một cách chuyên nghiệp thì những người thợ cắt tóc phải trải qua một quá trình đào tạo nghề. Để tránh phát sinh những tranh chấp sau này, thì khi học nghề, đào tạo nghề tóc tại các trung tâm, cơ sở đào tạo thì 2 bên cần lập một hợp đồng đào tạo nghề tóc. Hợp đồng đào tạo nghề tóc sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc chi tiết mới, hãy tham khảo Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng đào tạo nghề là gì?
Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định thì:
Đào tạo nghề nghiệp được hiểu là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Hợp đồng đào tạo nghề là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp và chương trình đào tạo thương xuyên.
Nội dung hợp đồng đào tạo nghề
Căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì Hợp đồng đào tạo gồm các nội dung chính như sau:
– Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
– Địa điểm đào tạo;
– Thời gian hoàn thành khóa học;
– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
– Thanh lý hợp đồng;
– Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây:
– Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
Ngoài ra, hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.
Chi phí đào tạo nghề như thế nào?
Chi phí dạy nghề được hiểu là khoản tiền do người sử dụng lao động thanh toán cho người học việc hoặc người lao động trong thời gian người lao động đang làm việc và đào tạo theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
– Những khoản chi có chứng từ hợp pháp bao gồm chi phí đào tạo cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy móc, trang thiết bị, dụng cụ thực hành, các dịch vụ khác cung cấp cho người học – Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động trong thời gian theo học.
– Trường hợp người lao động được cử đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí học tập phải bao gồm tiền ăn uống và chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
– Chỉ có một trong những giấy tờ chứng minh khoản chi phí trên mới xác định được mức tiền thực tế mà người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động.
Mặt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ Luật Lao động năm 2019, trong nội dung bắt buộc của hợp đồng học nghề có quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật nhưng trong hợp đồng có sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về hoàn trả chi phí đào tạo thì người lao động có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận.
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc
Hướng dẫn viết Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
– Nếu là trung tâm dạy nghề: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số ……………………………….. của Trung tâm dạy nghề …………………do sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh ..…….. cấp;
– Nếu là doanh nghiệp dạy nghề cho người lao động để làm việc cho mình: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………………. của Công ty …………………..do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh……..….. cấp.
Điền Tên trung tâm dạy nghề hoặc công ty.
Người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi và có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề nhất định.
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không được thu học phí.
Phương thức thanh toán: thanh toán một lần/thanh toán thành các đợt; chuyển khoản/tiền mặt.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý, đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc chi tiết mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng thuê nhà trọ Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng đào tạo học nghề được hiểu là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề.
Khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 quy định thì hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Từ đó có thể thấy hình thức của hợp đồng đào tạo nghề đó là bằng văn bản có chữ ký và xác nhận về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ đào tạo nghề của cả hai chủ thể hợp đồng là người lao động và người sử dụng lao động.
Đối với người học nghề:
Thông thường, người học nghề phải từ đủ 14 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu của nghề theo học. Đối với một số ngành nghề nhất định, theo danh mục do nhà nước quy định, tuổi học nghề có thể dưới 14.
Không vi phạm nghề cấm là một điều kiện đương nhiên đặt ra, phạm vi cấm cần được đặt ra đối với tất cả mọi người học nghề hoặc đối với từng trường hợp cụ thể (ví dụ với những người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ không được tham gia học nghề mà những công việc cụ thể có khả năng lây nhiễm cho người khác) nhằm bảo vệ người học nghề, cơ sở dạy nghề và lợi ích chung của xã hội.
Đối với đơn vị đào tạo nghề:
Các đơn vị đào tạo nghề phải có trường sở, khả năng tài chính, thiết bị dạy lý thuyết, thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo, có đội ngũ giao viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn, kĩ năng nghề đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề.
Việc thành lập, đăng kí hoạt động của cơ sở đào tạo nghề,… phải theo đúng quy định pháp luật.