Mẫu hợp đồng kiểm toán mới năm 2022

bởi Nguyen Duy
Mẫu hợp đồng kiểm toán mới năm 2022

Chào Luật sư X, công ty tôi chuẩn bị ký hợp đồng kiểm toán với bên công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán để bàn gaio các việc liên quan đến kiểm toán như thu thập số liệu, đánh giá thông tin từ các số liệu đã cung cấp,… Cũng chính vì thế nên hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến hợp đồng kiểm toán. Vậy hợp đồng kiểm toán là gì theo quy đinh hiện nay? Mẫu hợp đồng kiểm toán mới năm 2022 như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Kiểm toán được hiểu là gì?

Kiểm toán là bao gồm những việc như: Thu thập số liệu, các thông tin liên quan đến tài chính từ phòng kế toán. Sau đó, từ những tài liệu thông tin thu thập được sẽ được phân tích, đánh giá tất cả các thông tin và số liệu này. Sau khi đã thực hiện thẩm định, đánh giá độ xác thực của thông tin thu thập được dựa trên các chuẩn mực kế – kiểm thì báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin được kiểm tra.
Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Hợp đồng kiểm toán là gì theo quy định hiện nay?

Theo điều 42 Luật Kiểm toán độc lập và chuẩn mực 210, có quy định về hợp đồng kiểm toán.

– Theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập (Điều 42):

Hợp đồng kiểm toán: Là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được lập thành văn bản.

– Theo quy định của Chuẩn mực 210: Hợp đồng kiểm toán: Là sự thoả thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng

Hợp đồng kiểm toán được quy định tại Mục II Thông tư 67/2015/TT-BTC ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định của pháp luật về hợp đồng, các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán trong việc thỏa thuận và thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dưới đây là một số nội dung chủ yếu (xem hướng dẫn tại đoạn A4-A5 Chuẩn mực này):

Hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải được giao kết bằng văn bản giữa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng (đơn vị được kiểm toán) trước khi thực hiện kiểm toán;

Hợp đồng kiểm toán có thể giao kết trước khi dự án hoàn thành;

Hợp đồng kiểm toán phải xác định rõ nội dung và phạm vi công việc, quyền và trách nhiệm của các bên, tiến độ thực hiện, báo cáo kiểm toán, phí dịch vụ và điều khoản thanh toán.

Nội dung của hợp đồng kiểm toán

Mẫu hợp đồng kiểm toán mới năm 2022
Mẫu hợp đồng kiểm toán mới năm 2022

Ngoài ra hợp đồng kiểm toán còn có thể bao gồm các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
  • Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán, thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán;
  • Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;
  • Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thể hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác;
  • Phí dịch vụ kiểm toán và chi phí khác do các bên thỏa thuận.

Theo quy định của Chuẩn mực 210:Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủ các điều khoản chung của hợp đồng kinh tế theo qui định. Ngoài ra, hợp đồng kiểm toán còn phải có những nội dung theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập như đã nêu ở trên. Ngoài ra có thể đề cập cụ thể đến một số điều khoản khác làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động kiểm toán trở nên dễ dàng hơn.

  • Các điều khoản liên quan đến việc tham gia của kiểm toán viên khác và chuyên gia vào một số công việc trong quá trình kiểm toán;
  • Các điều khoản liên quan đến việc tham gia của kiểm toán viên nội bộ và nhân sự khác của đơn vị được kiểm toán;
  • Những thủ tục cần thực hiện với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán tiền nhiệm (đối với trường hợp kiểm toán năm đầu tiên);
  • Các giới hạn về trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (nếu có);
  • Tham chiếu đến các thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp kiểm toán với đơn vị được kiểm toán (nếu có);
  • Nghĩa vụ cung cấp hồ sơ kiểm toán cho các bên khác (nếu có).
  • Hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải được giao kết bằng văn bản giữa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng (đơn vị được kiểm toán) trước khi thực hiện kiểm toán;
  • Hợp đồng kiểm toán có thể giao kết trước khi dự án hoàn thành;
  • Hợp đồng kiểm toán phải xác định rõ nội dung và phạm vi công việc, quyền và trách nhiệm của các bên, tiến độ thực hiện, báo cáo kiểm toán, phí dịch vụ và điều khoản thanh toán.

Mẫu hợp đồng kiểm toán mới năm 2022

Hợp đồng kiểm toán có bắt buộc phải ký dưới hình thức hợp đồng trọn gói không?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về hợp đồng kiểm toán như sau:

“Điều 42. Hợp đồng kiểm toán

1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện dịch vụ kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.

2. Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được lập thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

b) Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán, thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán;

c) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;

d) Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thể hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác;

đ) Phí dịch vụ kiểm toán và chi phí khác do các bên thỏa thuận.”

Dựa trên quy định của Luật Kiểm toán độc lập 2011 và các văn bản hướng dẫn thì không thấy có quy định đối với hợp đồng kiểm toán bắt buộc phải ký dưới hình thức hợp đồng trọn gói, mà việc này là do hai bên thỏa thuận với nhau.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mẫu hợp đồng kiểm toán mới năm 2022” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ làm hợp đồng ủy quyền sử dụng logo… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có quy định về thời gian ký hợp đồng kiểm toán không?

Nếu doanh nghiệp của Quý vị thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính, có năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 thì thời hạn thực hiện ký hợp đồng kiểm toán chậm nhất là ngày 01 tháng 12 của năm đó. Nếu năm tài chính kết thúc ngày 30 tháng 6 thì thời hạn thực hiện ký hợp đồng kiểm toán chậm nhất là ngày 31 tháng 5 của năm đó.
Điều này dựa theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 có nêu rõ:
“Hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính phải được giao kết chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm“.

Doanh nghiệp sẽ bị gì nếu không ký đúng thời điểm quy định?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 54 Nghị định 41/2018/NĐ-CP hướng dẫn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2018, hành vi giao kết hợp đồng kiểm toán chậm so với quy định bị phạt tối đa là 10 triệu đồng, cụ thể:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính chậm hơn so với thời hạn quy định”.

Kiểm toán Báo cáo tài chính là gì?

Là việc thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và các thuyết minh trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán, cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.
Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính này dựa trên kết quả kiểm toán.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm