Để việc thỏa thuận về việc xây dựng trong lĩnh vực kinh tế có hiệu lực về mặt pháp lý cao nhất thì 2 bên giao kết cần lập một hợp đồng kinh tế xây dựng. Hợp đồng này sẽ là cơ sở để 2 bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng kinh tế xây dựng. Vì vậy, hợp đồng kinh tế xây dựng cần có những nội dung cần thiết để đảm bảo được rõ ràng thỏa thuận của các bên. Nếu bạn đang tìm kiếm một Mẫu hợp đồng kinh tế xây dựng chuẩn quy định, hãy tham khảo Mấu hợp đồng kinh tế xây dựng dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng kinh tế là gì?
Pháp luật hiện hành, không có quy định khái niệm cụ thể về Hợp đồng kinh tế. Trước đây, các vấn đề xung quanh loại Hợp đồng kinh tế này được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Theo Pháp lệnh thì Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng không nên đặt chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.
Hợp đồng kinh tế là một khái niệm rộng và bao quát nhiều loại hợp đồng khác nhau thuộc lĩnh vực kinh doanh. Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến, có thể dễ dàng bắt gặp trong các hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp như:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng kinh tế xây dựng
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ
- Hợp đồng trong các dự án đầu tư
- Hợp đồng kinh tế về ngoại thương/ thương mại
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Các hợp đồng thương mại đặc thù như: thi công công trình, đấu thầu xây dựng, giám sát quá trình thi công…
Các nguyên tắc ký hợp đồng kinh tế
Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế
Nguyên tắc tự nguyện
– Dựa trên cơ sở tự nguyện, không ép buộc. Mọi tác động làm mất đi tính tự nguyện sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
– Quyền tự do hợp đồng: Lựa chọn đối tác, thỏa thuận về các điều trong hợp đồng, và chọn thời điểm ký kết hợp đồng
– Quyền tự do bị giới hạn: Phải phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh đã được đăng ký và không lợi dụng quyền tự do nhằm hoạt động trái pháp luật, ký kết hợp đồng theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao cho.
Nguyên tắc cùng có lợi
– Phải cùng thỏa thuận về các điều khoản có lợi cho mỗi bên, không lừa dối, ép buộc nhau.
Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đều tương xứng với nhau
– Hợp đồng kinh tế chỉ được thành lập khi các bên đã thống nhất với nhau về các điều khoản
– Các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng với cam kết. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại.
Nguyên tắc không trái pháp luật
– Mọi thỏa thuận về điều khoản trong hợp đồng phải đúng, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản
– Các chủ thể phải dùng tài sản của mình để đảm bảo ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.
– Đảm bảo lợi ích về kinh tế của các bên.
Nội dung hợp đồng kinh tế
Nội dung hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản giữa các bên giam gia ký kết đã thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật. Những điều khoản này hoàn toàn có thể bị thay đổi, hoặc được chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kinh tế. Dưới đây là bảng về 03 điều khoản của nội dung hợp đồng kinh tế:
Điều khoản chủ yếu
– Đây là điều khoản không thể thiếu trong một hợp đồng kinh tế, điều khoản chủ yếu của hợp đồng sẽ bao gồm:
+ Thời gian ký kết hợp đồng, họ tên người đại diện, số tài khoản, ngân hàng giao dịch của các bên.
+ Đối tượng hợp đồng kinh tế (số lượng, khối lượng, giá trị quy ước)
+ Thông tin sản phẩm hàng hóa giá cả.
Điều khoản thường lệ
– Là các điều khoản đã được quy định trong các văn bản pháp luật.
– Có thể đưa vào hoặc không đưa vào hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên Không đưa vào tức là mặc nhiên công nhận
Điều khoản tùy nghi
– Là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau mà không trái và cũng không nằm trong quy định của pháp luật, hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt tùy hoàn cảnh.
Mẫu hợp đồng kinh tế xây dựng
Được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế trong trường hợp nào?
Tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm như sau:
“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
Ngoài ra, Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, trong đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì phạt vi phạm hợp đồng được thực hiện khi:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng;
– Các bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.
Về mức phạt vi phạm, đối với mỗi loại hợp đồng kinh tế khác nhau sẽ quy định mức phạt vi phạm hợp đồng khác nhau:
– Với hợp đồng kinh tế thương mại, theo Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
– Đối với hợp đồng kinh tế xây dựng, Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng kinh tế xây dựng chuẩn quy định năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
*Ký kết trực tiếp
Là cách thức ký kết mà các bên (đại diện hợp pháp của các bên) trực tiếp gặp nhau và đàm phán với nhau để xác định từng điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào bản hợp đồng. Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm hai bên đã ký vào văn bản hợp đồng.
*Ký kết gián tiếp
Là cách thức ký kết mà các bên không trực tiếp gặp nhau mà thương lượng đàm phán với nhau bằng thư tín. Các bên sẽ gửi cho nhau những tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng trong đó chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Thông thường việc ký kết sẽ tuân theo trình tự gồm 2 bước:
Bước 1: Một bên lập dự thảo (đề nghị) hợp đồng trong đó đưa ra những yêu cầu về nội dung giao dịch gửi cho bên kia. Nội dung giao dịch trong dự thảo (đề nghị ) hợp đồng phải rõ ràng, chính xác.
Bước 2: Bên nhận được đề nghị hợp đồng tiến hành trả lời cho bên đề nghị hợp đồng bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung chấp thuận, nội dung không chấp thuận, đề nghị bổ sung.
Nếu bên nhận được đề nghị chấp thuận toàn bộ các vấn đề mà bên đề nghị đưa ra thì mới được coi là chấp thuận. Nếu bên nhận được đề nghị bổ sung thay đổi một số điều khoản thì coi như bên này đưa ra đề nghị hợp đồng mới và lại trở thành bên đề nghị hợp đồng . Bên nhận được đề nghị mới này cũng phải trả lời bằng văn bản cho bên kia là có chấp thuận hay không. Hợp đồng được ký kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về tất cả các điều khoản của hợp đồng.
Có 03 biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế được pháp luật quy định, các bên tham gia có thể tùy chọn biện pháp phù hợp nhất, hoặc có thể kết hợp các biện pháp trong trường hợp 1 biện pháp không đủ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, biện pháp đó được chọn phải dựa trên sự đồng thuận của tất cả các bên.
*Thế chấp tài sản
– Là các bên tham gia sử dụng tài sản, có thể là động sản hoặc bất động sản, ngoài ra các bên có thể sử dụng giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền.
– Trong trường hợp các bên không thực hiện được nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi của mình.
– Việc thế chấp phải được thành lập bằng văn bản và có sự chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền.
*Cầm cố tài sản
– Là bên có nghĩa vụ giao tài sản của mình cho bên có quyền nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng.
– Việc cầm cố tài sản phải được lập bằng văn bản và được chứng thực bởi cơ quan công chứng.
– Người giữ tài sản cầm cố phải đảm bảo toàn vẹn giá trị, không được tự ý chuyển giao cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn hiệu lực.
*Bảo lãnh tài sản
– Người bảo lãnh cam kết với bên có quyền, dùng tài sản của mình chịu trách nhiệm thay cho bên có nghĩa vụ (được bảo lãnh), trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
– Việc bảo lãnh phải được lập bằng văn bản, và được chứng nhận bởi cơ quan công chứng hoặc chứng thực từ UBND có thẩm quyền.
– Trong văn bản phải bảo lãnh tài sản, có sự rõ ràng trong phạm vi của sự bảo lãnh.