Mẫu hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng chi tiết năm 2023

bởi Trà Ly
Mẫu hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng chi tiết năm 2023

Có rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng lao động thực hiện công việc dưới 1 tháng. Lúc này nhiều người sử dụng lao động đã ký kết hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng đối với người lao động. Tuy nhiên để hợp đồng lao động có hiệu lực thì hợp đồng đó phải được lập phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Vậy, Hợp đồng thời vụ được quy định như thế nào theo quy định hiện hành? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lập hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng, hãy tham khảo dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng thời vụ là gì?

Tại Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau:

“Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

..

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

..

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.”

Theo đó, Hợp đồng thời vụ hay mùa vụ được xác định là công việc có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

Tuy nhiên, tại Bộ luật lao động 2019 không còn khái niệm hợp đồng lao động thời vụ nữa mà quy định 02 loại hợp đồng tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật này gồm:

“Điều 20. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”

Như vậy, hợp đồng thời vụ là tên gọi khác của loại hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng có phải lập thành văn bản?

Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Theo đó, đối với hợp đồng lao động lao động dưới 1 tháng, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận miệng mà không cần lập hợp đồng giấy hoặc thông qua dữ liệu điện tử, trừ trường hợp:

– Ký hợp đồng với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua 01 người ủy quyền trong nhóm.

– Thuê người lao động chưa đủ 15 tuổi.

– Thuê người lao động giúp việc gia đình.

Mẫu hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng chi tiết năm 2023
Mẫu hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng chi tiết năm 2023

Hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng được ký mấy lần?

Hợp đồng lao động dưới 1 tháng được xác định là loại hợp đồng lao động xác định thời hạn được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 20. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Khi hợp đồng lao động này hết hạn, nếu các bên vẫn có nhu cầu tiếp tục thực hiện công việc thì phải tiến hành ký hợp đồng mới theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 20. Loại hợp đồng lao động

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Như vậy, với hầu hết người lao động thì người sử dụng lao động chỉ được ký hợp đồng dưới 1 tháng 02 lần.

Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như người lao động cao tuổi, lao động nước ngoài, người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động thì sẽ được phép ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 1 tháng.

Người làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng có phải đóng BHXH hay không?

Căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng thì không phải tham gia BHXH bắt buộc.

Mẫu hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang. 

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng chi tiết năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến điều kiện hoãn nghĩa vụ quân sự. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Lao động làm ngắn hạn dưới 01 tháng có phải thử việc?

Theo Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019 quy định thời gian thử việc đối với mỗi loại công việc được quy định như sau:
–  Không quá 180 ngày: Công việc quản lý doanh nghiệp.
– Không quá 60 ngày: Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
– Không quá 30 ngày: Công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ.
– Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Tuy nhiên do đặc thù về thời hạn chỉ làm việc dưới 01 tháng nên với loại hợp đồng lao động dưới 1 tháng, khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ:
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, nếu làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 01 tháng thì người lao động sẽ không cần phải trải qua quá trình thử việc mà được nhận luôn làm nhân viên chính thức. Vì vậy, người lao động sẽ được trả đầy đủ 100% tiền lương của công việc mà người đó đang làm.
Nếu yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 – 01 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP). 

Đối với hợp đồng xác định thời hạn, người lao động có được quyền quyết định thời gian chấm dứt hay không?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về loại hợp đồng lao động như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”
Theo đó, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, người lao động không có toàn quyền quyết định thời gian chấm dứt hợp đồng lao động mà phải đàm phán, thỏa thuận với người sử dụng lao động để thống nhất thời gian chấm dứt hợp đồng lao động (được ghi nhận trong hợp đồng lao động).

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm