Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn chuẩn quy định

bởi Hương Giang
Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn

Hiện nay, thuê khoán là một trong những giao dịch được diễn ra phổ biến trong xã hội nhằm giao việc cho một cá nhân, tổ chức thực hiện một số công việc nhất định và được trả thù lao theo quy định. Trong đó, việc thuê khoán chuyên môn thông thường sẽ được lập thành hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý.Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn chuẩn quy định là mẫu nào? Tải về Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn chuẩn quy định tại đâu? Mục đích của hợp đồng thuê khoán chuyên môn là gì? Đừng lo lắng, bài viết sau đây của LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả. Mời quý độc giả cùng theo dõi nhé.

Hợp đồng thuê khoán chuyên môn là gì?

Thuê khoán là thuật ngữ không còn xa lạ đối với người dân. Hiện nay, trong xã hội phổ biến các loại hợp đồng thuê khoán chuyên môn nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm nay. Vậy cụ thể, theo quy định, khái niệm hợp đồng thuê khoán chuyên môn là gì được hiểu như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Bộ Luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 513 về hợp đồng dịch vụ như sau:

Điều 513. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Theo đó, chúng ta có thể hiểu hợp đồng thuê khoán chuyên môn là hợp đồng được lập theo sự thỏa thuận của các bên trong đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán, sau khi hoàn thành phải bàn giao kết quả cho bên giao khoán về kết quả của công việc đó và nhận thù lao tương ứng.

Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn
Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn

Mục đích của hợp đồng thuê khoán chuyên môn

Hợp đồng là giấy tờ nhằm đảm bảo tính pháp lý và ghi nhận thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến thuê khoán chuyên môn. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Mục đích của hợp đồng thuê khoán chuyên môn được quy định như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Theo Điều 9 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập được ký kết với mục đích như sau:

– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) ký kết hợp đồng lao động để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí việc làm do viên chức đảm nhiệm theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị.

– Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4), trừ đơn vị thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế, được ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung để bổ sung nhân lực còn thiếu so với số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao hoặc để kịp thời thay cho số viên chức nghỉ thai sản, thôi việc, nghỉ hưu.

– Đơn vị nhóm 4 thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, nhưng số lượng người ký kết hợp đồng lao động chiếm không quá 70% số chênh lệch giữa số lượng người làm việc được giao với số lượng theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành.

Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn
Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn

Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn chuẩn quy định

Chủ đầu tư K nhận thấy đáy hồ bơi trong dự án mình quản lý chưa được xử lý triệt để nên muốn thuê khoán đội ngũ có chuyên môn xử lý vấn đề này. Do đó, Chủ đầu tư K muốn lập hợp đồng thuê khoán chuyên môn để ghi nhận các thỏa thuận thuê khoán nhưng không biết làm như thế nào. Nếu có cùng thắc mắc trên thì mời quý độc giả tham khảo và tải vềMẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn chuẩn quy định tại đây:

Ký hợp đồng thuê khoán chuyên môn trong trường hợp nào?

Hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn được ký kết nhằm ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên thuê khoán và bên nhận khoán. Hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn còn là cơ sở  pháp lý để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Đồng thời hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn còn là cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng thuê khoán chuyên môn là văn bản do các bên tham gia cùng ký kết, ghi nhận sự tham gia của mình trong hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế nhiều người vẫn cảm thấy giấy tờ này khá rắc rối nên không muốn lập hợp đồng nếu pháp luật không quy định bắt buộc. Vậy liệu theo quy định hiện hành, các cá nhân, tổ chức phải ký hợp đồng thuê khoán chuyên môn trong trường hợp nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại hợp đồng cũng như lĩnh vực, công việc mà doanh nghiệp ký kết hợp đồng thuê khoán chuyên môn hay hợp đồng lao động.

Hợp đồng thuê khoán chuyên môn chỉ được sử dụng đối với các công việc diễn ra trong một thời điểm nhất định, mang tính thời vụ, ngắn hạn.

Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng thuê khoán chuyên môn mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:

Loại 1: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Loại 2: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Loại 3: Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Lưu ý: Doanh nghiệp không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi nghĩa vụ quân sự, nghỉ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Như vậy, việc ký kết hợp đồng thuê khoán trong trường hợp tính chất công việc bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động là sai quy định. Về việc ký kết sai loại hợp đồng sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng lao động vi phạm theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đềMẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay có những loại hợp đồng khoán việc nào?

Hiện nay trên thực tế có 2 loại hợp đồng khoán việc, bao gồm:
– Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Bên giao khoán chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ chi phí cho bên nhận khoán, bao gồm chi phí vật chất, chi phí nhân công, chi phí quản lý và lợi nhuận.
– Hợp đồng khoán việc từng phần: Bên nhận khoán tự lo chi phí vật chất và chi phí nhân công, bên giao khoán chỉ chịu trách nhiệm trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Bên giao khoán và bên nhận khoán có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không?

Để xác định bên giao khoán và bên nhận khoán có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì cần căn cứ vào nội dung của hợp đồng có mang tính chất của hợp đồng lao động hay không:
– Nếu hợp đồng thuê khoán mang tính chất là một hợp đồng lao động và đáp ứng được các điều kiện về tham gia bảo hiểm xã hội thì bên giao khoán và bên nhận khoán phải đóng bảo hiểm xã hội.
– Nếu hợp đồng thuê khoán mang tính chất là một hợp đồng dân sự thì bên giao khoán và bên nhận khoán không cần phải đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm