Thời gian cận tết, người lao động đặc biệt quan tâm về quy chế thưởng tết của các doanh nghiệp. Nhiều người lo lắng về việc mình có được thưởng tết hay không. Hoặc thắc mắc về việc công ty, doanh nghiệp có phải thưởng tết cho nhân viên, người lao động không? Pháp luật hiện nay đã có quy định về việc thưởng tết cho người lao động của doanh nghiệp. Để tuân thủ theo pháp luật, doanh nghiệp hãy sử dụng Mẫu quy chế thưởng Tết đầy đủ mới theo quy định 2023 của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp thưởng tết cho người lao động theo hình thức nào?
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể thế nào được xem là “thưởng Tết”.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý ta có thể xác định thưởng tết căn cứ theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.“
Từ quy định trên, có thể hiểu thưởng Tết là một khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp (người sử dụng lao động) gửi đến nhân viên (người lao động) nhân dịp Tết dựa vào tình hình công ty và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên.
Về hình thức, căn cứ khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì thưởng Tết có những hình thức sau:
– Thưởng bằng tiền:
– Thưởng bằng tài sản:
– Thưởng bằng những hình thức khác.
Quy chế thưởng Tết như thế nào?
Thưởng có thể không phải bằng tiền
Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.“
Như vậy, quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định. Thưởng Tết có thể bằng tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác như chuyến tham quan du lịch, vé tàu, xe để về quê hoặc hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất ra…
Doanh nghiệp không bắt buộc thưởng Tết cho người lao động
Việc thưởng Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp.
Việc có thưởng hay không và thưởng bao nhiêu, pháp luật hoàn toàn không can thiệp. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Người lao động chỉ chắc chắn được thưởng tết nếu như có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc nếu như quy chế nội bộ doanh nghiệp có quy định… và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của người lao động.
Doanh nghiệp cũng có quyền không thưởng tết cho người lao động nếu như kinh doanh không có lãi hoặc người lao động không hoàn thành công việc được giao.
Quy chế thưởng Tết có phải công khai đến người lao động?
Quy định về quy chế thưởng được thể hiện tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 104. Thưởng
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.“
Theo đó, người sử dụng lao động khi quyết định quy chế thưởng nói chung và quy chế thưởng Tết nói riêng thì cần phải công bố công khai quy chế thưởng đó tại nơi làm việc.
Đối với những nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (công đoàn cơ sở hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp) thì người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện trước khi quyết định và công bố quy chế thưởng Tết.
Mẫu quy chế thưởng Tết đầy đủ mới
Không thưởng Tết đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt tiền đối với hành vi không công khai quy chế thưởng, Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dưng quy chế thưởng được xác định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, khi không công khai quy chế thưởng Tết hoặc Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dưng quy chế thưởng Tết đến người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Tuy nhiên, theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Người sử dụng lao động là tổ chức khi vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức phạt. Do đó, nếu tổ chức vi phạm quy chế thưởng cho người lao động thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu quy chế thưởng Tết đầy đủ mới theo quy định 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tiền lương tháng 13 có phải là tiền thưởng Tết hay không?
- Đang trong thời gian thử việc người lao động có được thưởng tết không?
- Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm pháp luật không?
Câu hỏi thường gặp
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và KHÔNG bao gồm: các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca…
Như vậy, tiền thưởng Tết của người lao động làm việc tại doanh nghiệp KHÔNG làm căn cứ để tính đóng BHXH.
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khoản tiền thưởng Tết được xác định là các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm doanh nghiệp chi trả lương thưởng cho người lao động.
Doanh nghiệp chi thưởng tết cho người lao động thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
Mẫu Quy chế tiền lương, tiền thưởng cho người lao động gồm các nội dung sau đây:
– Lương chính
– Lương đóng bảo hiểm xã hội
– Lương thử việc
– Lương khoán
– Cách tính lương
– Lương thời gian
– Phụ cấp
– Trợ cấp
– Các khoản phúc lợi khác
– Cơ sở tính lương
– Hạn trả lương
– Tiền lương làm thêm giờ
– Công tác phí
– Ngày nghỉ được hưởng nguyên lương
– Chế độ xét tăng lương
– Thủ tục xét nâng lương
– Mức nâng của mỗi bậc lương
– Thưởng thâm niên
– Thưởng Tết Âm lịch
– Thưởng ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch, Ngày Chiến thắng, Quốc tế Lao động
– Thưởng đạt doanh thu.