Thưa Luật sư. Tôi là Hoàng, tuy không hoạt động và làm việc trong lĩnh vực pháp luật nhưng tôi rất hay đọc và nghiên cứu về luật. Rất mong được Luật sư cung cấp thông tin về vấn đề trưng cầu giám định. Cụ thể như sau: Nội dung của quyết định trưng cầu giám định gồm những gì? Mẫu quyết định trưng cầu giám định theo thủ tục hành chính như thế nào? Trưng cầu giám định trong tố tụng hành chính được quy định ra sao? Rất mong nhận được hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.
Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin mời bạn đọc bài viết “Mẫu quyết định trưng cầu giám định theo thủ tục hành chính”. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung của quyết định trưng cầu giám định
Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
+ Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
+ Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
+ Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
+ Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
+ Nội dung yêu cầu giám định;
+ Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
Trưng cầu giám định trong tố tụng hành chính
Tại Điều 89 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng hành chính. Theo đó, việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa rõ ràng thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa để trực tiếp trình bày về nội dung liên quan.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Tải xuống mẫu quyết định trưng cầu giám định theo thủ tục hành chính
Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám định
Người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến đối tượng giám định;
c) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định;
d) Thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
đ) Bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e) Không được tự mình thu thập tài liệu là đối tượng giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ người đã quyết định trưng cầu giám định;
g) Độc lập đưa ra kết luận giám định; kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ;
h) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
i) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Quy định về nghĩa vụ chịu chi phí giám định
Căn cứ theo Điều 362 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí giám định.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định.
4. Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 361 của Luật này, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.
Có thể bạn quan tâm
- Có xử phạt vi phạm hành chính khi giao xe 100cm3 cho người không có bằng lái?
- Quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đất đai?
- Cách thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh gốc theo luật hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu quyết định trưng cầu giám định theo thủ tục hành chính″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm dừng công ty; tư vấn thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, lệ phí đăng ký lại khai sinh; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc liên hệ theo:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
– Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
– Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
– Nguyên nhân chết người;
– Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
– Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
– Mức độ ô nhiễm môi trường.
Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Tại Điều 361 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Trường hợp các đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;
2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;
3. Đương sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.