Vì lứa tuổi chưa thành niên là lứa tuôi có tinh thần và sức khỏe chưa phát triển toàn diện nên việc sử dụng lao động chưa thành niên cần thực hiện đúng trách nhiệm. Trong đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động chưa thành viên là lập sổ theo dõi. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên chuẩn, đầy đủ. Hãy tải xuống mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên dưới đây của LSX nhé.
Có bắt buộc phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên không?
Có nhiều người sử dụng lao động hiện nay đang sử dụng lao động chưa thành niên. Khi sử dụng lao động chưa niên thì người sử dụng lao động cần có trách nhiệm đối với họ. Để quản lý tốt nhất lao động chưa thành niên thì người sử dụng lao động cần có sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên. Tuy nhiên, có bắt buộc phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nọi dung sau đây nhé.
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
“Điều 12. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thường xuyên cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi.
2. Tôn trọng, lấy ý kiến của người chưa thành niên về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn cho người chưa thành niên tại nơi làm việc.
4. Trong trường hợp sức khỏe người chưa thanh niên không còn phù hợp với công việc thì phải thông báo cho người chưa thành niên, đối với trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì đồng thời phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người đó.
5. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ trẻ em.”
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên. Do đó bắt buộc phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên.
Không lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên có bị xử phạt?
Trên thực tế có nhiều người sử dụng lao động hiện này có sử dụng lao động chưa thành niên nhưng lại không lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên. Theo qquyddinhj thì người sử dụng lao động phải phải sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên. Vậy, không lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên có bị xử phạt? Và múc xử phạt như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về lao động chưa thành niên như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.”
Lưu ý: mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, khi sử dụng lao động chưa thành niên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải lập sổ theo dõi riêng. Nếu không lập sổ theo dõi riêng thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đối với cá nhân và 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên
Hướng dẫn cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động
Người sử dụng lao động sau khi đã lập báo cáo tình hình sử dụng lao động sẽ nộp lên cho cơ quan có thẩm quyền. Hiện any có hai cách để báo cáo tình hình sử dụng lao động. Nếu bạn chưa biết cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, hãy tham khảo Hướng dẫn cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động qua hai cách dưới đây nhé.
Cách 1: Nộp báo cáo online thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Người sử dụng lao động thực hiện báo cáo tình hình sử dụng qua cổng dịch vụ công Quốc gia, Doanh nghiệp theo các bước như sau:
Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia tại website: https://dichvucong.gov.vn/
Bước 2: Sử dụng thiết bị ký số USB Token để “Đăng nhập” tài khoản dịch vụ công của Doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chưa có tài khoản thì thực hiện “Đăng ký” tài khoản mới tại trang chủ của Cổng dịch vụ công quốc gia.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần tải và cài đặt công cụ ký điện tử để xác thực thông tin chữ ký số doanh nghiệp.
Bước 3: Sau khi đã đăng nhập thành công vào tài khoản của doanh nghiệp (1), nhấn chọn danh mục “thông tin và dịch vụ” (2) rồi chọn “Dịch vụ công trực tuyến”.
Tiếp theo, lựa chọn thủ tục bằng cách tìm kiếm tên của thủ tục đó trên hệ thống dịch vụ công quốc gia. Cụ thể:
Tại mục tìm kiếm, gõ từ khóa “liên thông” (3) và nhấn chọn cơ quan thực hiện là “Bảo hiểm xã hội Việt Nam” (4). Sau đó, nhấn vào ô “Tìm kiếm” (5).
Lúc này, hệ thống sẽ trả về kết quả với nghiệp vụ tương ứng là “Thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình sử dụng lao động”
Bước 4: Nhấn vào nút “Nộp trực tuyến”.
Bước 5: Thực hiện điền thông tin
Cơ quan tiếp nhận báo cáo lao động: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Chọn địa điểm nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Bước 6: Sau khi hoàn thành bước trên, nhấn chọn “Đăng ký” để hệ thống ghi nhận thông tin.
Bước 7: Khi màn hình xuất hiện thông báo “Chúc mừng doanh nghiệp đã cập nhật thông tin cơ quan nhận báo cáo lao động thành công”, nhấn “Thoát” để kết thúc thủ tục.
Bước 8: Nhập biểu mẫu khai báo và gửi hồ sơ lên hệ thống BHXH.
Bước 9: Sau đó, cán bộ phụ trách BHXH sẽ xử lý hồ sơ.
Bước 10: Cổng dịch vụ công Quốc gia lấy dữ liệu lao động từ hệ thống cơ sở của dữ liệu BHXH.
Bước 11: Cổng dịch vụ công Quốc gia sẽ tự động gửi báo cáo về hệ thống một cửa của địa phương theo kỳ báo cáo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Lưu ý: Một số địa phương cơ quan có thể yêu cầu doanh nghiệp gửi trực tiếp hồ sơ hoặc gửi qua email đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với Sở để hỏi rõ vấn đề này trước khi tiến hành gửi hồ sơ.
Cách 2: Nộp báo cáo trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Mẫu số 01/PL1 báo cáo tình hình sử dụng lao động dành cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
Bước 2: Điền các thông tin theo yêu cầu vào báo cáo tình hình sử dụng lao động.
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cơ quan BHXH cấp huyện, quận nơi đặt trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
2. Vị trí việc làm phân loại theo:
- Cột số (8) Nhà quản lý: Bao gồm các lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giữ chức vụ có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ cấp TW tới cấp xã.
- Cột số (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Bao gồm những ngành nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm ở trình độ đại học trở lên trong các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh quản lý, Công nghệ thông tin và truyền thông.
- Cột số (10) Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Bao gồm những ngành nghề đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm ở trình độ bậc trung về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, sức khỏe, kinh doanh, văn hóa xã hội, thông tin & truyền thông, giáo dục, công nghệ thông tin,…
Bước 3: Đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để nộp trực tiếp báo cáo. Sau đó thông báo việc này đến Cơ quan BHXH cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu tờ khai đăng ký lại kết hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.“
Theo đó, sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên phải ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.“
Như vậy,khi thuê người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động cần đảm bảo thời gian làm việc của đối tượng này, cụ thể:
– Người chưa đủ 15 tuổi: không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần và có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.