Mẫu thông báo thay đổi thuế suất thuế GTGT mới 2023

bởi Hữu Duy
Mẫu thông báo thay đổi thuế suất thuế GTGT

Thuế là một công cụ để nhà nước thực hiện các chính sách trong nền kinh tế vĩ mô. Thuế cũng là nghĩa vụ bắt buộc của mọi người và là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Một trong những loại thuế phổ biến nhất trong đời sống đó chính là thuế giá trị gia tăng. Đây là loại thuế đánh vào hầu hết các mặt hàng hóa trong đời sống. Tuy nhiên, trong một số thời điểm, mức thuế GTGT sẽ có sự điều chỉnh, ví dụ như trong thời kỳ COVID-19. Việc thay đổi thuế suất thuế GTGT cần phải lập thành thông báo. Vậy mẫu thông báo thay đổi thuế suất thuế GTGT có nội dung như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Căn cứ pháp lý

Thông báo là gì?

Thông báo là một loại văn bản hành chính thông dụng, được sử dụng để truyền tải nội dung của một tin tức,một sự kiện , một mệnh lệnh quản lý đơn giản hay thông tin nhanh những văn bản quan trọng của các cơ quan, tổ chức cho các đối tượng có liên quan biết hoặc thực thi

Với chức năng thông tin, báo chí  chuyền tải các thông tin cần thiết để các đối tượng có liên quan biết. Lưu ý, Trong mọi trường hợp thông báo không được  phép thay thế các văn bản pháp luật

Các loại thông báo

 Có thể kể đến một số loại thông báo điển hình như sau:

– Thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị của cấp trên cần

Đối với loại thông báo này cần phải đạt được nội dung như: tóm tắt lại nội dung cơ bản của chủ trương, chính sách, chỉ thị…; yêu cầu quán triệt, triên khai thực hiện và  nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt hoặc mục đích, chủ trương cần truyền đạt;

– Thông báo về kết quả các hội nghị, cuộc họp

Đối với loại thông báo này cần nêu được các thông tin về thời gian, địa điểm; tóm tắt được nội dung của hội nghị, cuộc họp; tóm tắt các quyết định, nghị quyết của cuộc họp nếu có; nhắc lại và nhấn mạnh thông tin đã thông báo

– Thông báo về sự thay đổi trong hoạt động của bộ máy quản lý, lãnh đạo; thay đổi cơ quan chủ quản; thay đổi phạm vi hoạt động; địa giới hành chính…

– Thông báo về nhiệm vụ được giao

Đối với loại thông báo này cần ghi ngắn gọn những nội dung cần triển, thực hiện. Còn nếu thông báo về thông tin hoạt động thì nêu rõ nội dung hoạt động quản lý, lý do tiến hành và thời gian tiến hành hoạt động đó.

Nội dung thông báo

Thông báo là một văn  bản thông tin về các hoạt động của cơ quan, tổ chức như một hoặc nhiều vấn đề trong hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; trong một số hoạt động đang thực hiện hoặc dự kiến xảy ra; kế hoạch mới, đề xuất mới lên  cấp trên hoặc kế hoạch điều động nhân sự…

Thông báo thường có những nội dung chính sau:

– Thông báo về một sự kiện, một tin tức

Khi có sự kiện, tin tức  xảy ra  để đưa đến thông tin nhanh nhất đến các chủ thể nhất định sẽ ra văn bản thông báo.

Ví dụ trong một kỳ thi khi có kết qả sẽ ra thông báo kết quả của kỳ thi, hoặc trong cuộc họp sẽ ra thông báo về kết quả của một cuộc họp; Một sự kiện có thể kể đến như thông báo đăng ký tham gia sinh viên tình nguyện

– Thông báo về các quan hệ trong hoạt động của bộ máy quản lý và lãnh đạo

Ví dụ như thông báo thay đổi cơ quan chủ quản, thông báo về việc bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo của cơ quan, tổ chức

Từ mục đích sử dụng của văn bản thông báo như trên, có thể nhận thấy những điểm tương đồng về vai trò sử dụng giữa thông báo với một số văn bản khác. Khi soạn thảo văn bản hành chính thông dụng để hỗ trợ cho hoạt động quản lý, người soạn thảo cần có những kỹ năng phân biệt.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Ai là người phải nộp thuế GTGT?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Ví dụ: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.

Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Lưu ý: Người nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

– Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

– Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

– Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

– Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế.

Người nộp thuế là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. Hay nói cách khác, cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu trong một năm dương lịch > 100 triệu đồng.

Thuế suất GTGT là gì?

Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Do vậy, thuế suất thuế giá trị gia tăng (thuế suất VAT) chính là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Có 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng hiện nay là: 0%, 5% và 10%.

Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng

Lưu ý, sang năm 2023 không còn được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP, nên mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 được thực hiện theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng.

3 mức thuế suất thuế GTGT bao gồm: 0%, 5% và 10%, cụ thể quy định mức thuế suất như sau:

*Đối tượng chịu thuế suất 0%:

Thuế suất giá trị gia tăng 0% là thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT với thuế suất 0% gồm:

Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;

– Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;

– Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;

– Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;

– Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:

+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.

+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.

+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.

Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.

Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:

Các dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).

Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.

Các hàng hóa, dịch vụ khác:

– Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

– Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

– Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

*Đối tượng chịu thuế suất 5%:

Thuế suất giá trị gia tăng 5% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Hiện tại, có 14 nhóm hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế GTGT 5%.

Cụ thể căn cứ theo Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được cập nhật, sửa đổi, bổ sung theo Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:

“1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.

2. Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:

a) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;

b) Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;

c) Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng

3. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

4. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.

5. Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.

6. Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác.

Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%.

Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.

7. Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.

8. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo.

9. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.

10. Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.

11. Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.

a) Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như: bán hàng hóa, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm.

b) Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

c) Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm nêu tại khoản 15 Điều 4 Thông tư 219/TT-BTC.

12. Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 15 Điều 4 Thông tư 219/TT-BTC.

13. Dịch vụ khoa học và công nghệ là:

– Các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

– Các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ;

– Chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học

– Và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.

14. Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.

Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.”

*Đối tượng chịu thuế suất 10%:

Trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, nếu các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, thuế GTGT 0% và thuế GTGT 5% thì thuộc đối tượng chịu thuế suất 10%.

Mẫu thông báo thay đổi thuế suất thuế GTGT
Mẫu thông báo thay đổi thuế suất thuế GTGT

Mẫu thông báo thay đổi thuế suất thuế GTGT

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [14.08 KB]

Hướng dẫn cách viết

Khi soạn Công văn thông báo, cần lưu ý các vấn đề sau:

– Nêu rõ nội dung thông báo về vấn đề gì;

– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi Công văn đến (nơi nhận Công văn);

– Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung Công văn;

– Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn vị/cá nhân nhận Công văn, số điện thoại, số Fax; địa chỉ email; Website.

Nếu nơi nhận trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào.

– Nội dung Công văn thông báo cần được trình bày rõ ràng, khoa học, đúng trọng tâm, không ghi lan man, dài dòng.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo thay đổi thuế suất thuế GTGT“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề sổ xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc áp dụng mức thuế suất thuế GTGT như thế nào?

Việc áp dụng các mức thuế suất GTGT để kê khai, tính nộp cần tuân thủ 3 nguyên tắc dưới đây:
– Mức thuế suất GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại.
– Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế theo từng mức thuế suất quy định đối với từng hàng hóa, dịch vụ; nếu không thì tính theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
– Hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo mức thuế quy định cụ thể tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng ra sao?

Căn cứ Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008 (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013) được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT gồm:
– Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.
Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo quy định như thế nào?

Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp.
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
Đứng từ vị trí của doanh nghiệp, họ cũng có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu hoặc sử dụng các dịch vụ trong quá trình sản xuất nên phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu vào, là khoản thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu. Khi doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu này để sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng thì khoản thuế giá trị gia tăng nằm trong giá bán mà người tiêu dùng chi trả là thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật có doanh thu hàng năm từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc tự nguyện áp dụng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT: Áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu: Áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm