Theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất có thể yêu cầu các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất bằng cách nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền. Do đó, nếu bạn muốn lấy thông tin về diện tích sử dụng đất của mình thông qua bản đồ địa chính, hãy làm đơn xin trích lục bản đồ địa chính và nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên môi trường quận huyện để có thể được cung cấp. Bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống file word mẫu trích lục bản đồ địa chính mới năm 2023 trong bài viết dưới đây nhé!
Bản đồ địa chính là gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
4. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Có bao nhiêu loại bản đồ địa chính?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Cơ sở toán học
1.Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.
Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, bản đồ địa chính là loại bản đồ thể hiện các thửa đất và yếu tố địa lý có liên quan ở cấp xã, phường, thị trấn và do cơ quan có thẩm quyền xác nhaank.
Hiện nay bản đồ địa chính có các loại tỷ lệ là 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000.
Bản đồ địa chính thể hiện những nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Nội dung bản đồ địa chính
1. Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
1.1. Khung bản đồ;
1.2. Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
1.3. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
1.4. Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
1.5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
1.6. Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
1.7. Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
1.8. Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
1.9. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
1.10. Ghi chú thuyết minh.
Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Theo đó, bản đồ địa chính hiện nay sẽ thể hiện 10 nội dung chủ yếu được liệt kê theo quy định nêu trên.
Trích lục thửa đất bản đồ địa chính là gì?
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Do đó, trích lục thửa đất bản đồ địa chính là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có.
Các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo chính thửa đất do người sử dụng nộp (nếu có).
- Cấp lại Giấy chứng nhận
Để được cấp lại Giấy chứng nhận mới khi bị mất Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ phải trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính.
- Xin giao đất, cho thuê đất tại cảng hàng không, sân bay dân dụng
Khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay dân dụng phải gửi hồ sơ bao gồm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định đề nghị giao đất, cho thuê đất đến Cảng vụ hàng không
- Giải quyết tranh chấp
Khi cần giải quyết tranh chấp đất đai thì người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp cần phải chuẩn bị hồ sơ giải quyết trong đó cần phải có trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương
- Xin giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất
Trong hồ sơ xin được giao đất, cho thuê đất hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất cần nộp hồ sơ có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc đo chính thửa đất.
- Là thành phần trong hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân
Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất, hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc, hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất,
Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính
- Bước 1: Gửi văn bản, phiếu yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính đến cơ quan có thẩm quyền
Khi muốn cấp trích lục bản đồ địa chính, người yêu cầu có thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền nộp văn bản yêu cầu. Trong trường hợp người yêu cầu không thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền được có thể nộp theo các cách sau:
Gửi phiếu yêu cầu thông qua đường bưu điện, fax
Nộp văn bản yêu cầu thông qua hòm thư điện tử hoặc cổng thông tin đất đai
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu và xử lý
Sau khi nhận được yêu cầu từ cá nhân hay tổ chức, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của những giấy tờ trên. Nếu yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính không nằm trong thẩm quyền của cơ quan được yêu cầu, cơ quan này phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, trong đó, nội dung văn bản cần nêu rõ lý do từ chối.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần thông báo cho người xin cấp trích lục bản đồ địa chính nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định của nhà nước.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin cho người yêu cầu
Sau khi người xin cấp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hành chính, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện cấp trích lục bản đồ địa chính theo phiếu yêu cầu.
Hướng dẫn mẫu trích lục bản đồ địa chính mới năm 2023
Mẫu trính lục bản đồ địa chính sẽ có những thông tin như sau:
- Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ số
- Diện tích thửa đất
- Mục đích sử dụng đất
- Tên và địa chỉ thường trú của người sử dụng đất
- Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
- Bản vẽ thửa đất gồm có sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa
Tải xuống mẫu trích lục bản đồ địa chính mới năm 2023
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu giấy ủy quyền trích lục khai sinh chuẩn quy định 2023
- Trích lục khai sinh bản gốc có được không theo quy định 2023?
- Thủ tục xin trích lục quyết định ly hôn năm 2023
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu trích lục bản đồ địa chính mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác như là mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường găp:
Người có yêu cầu trích lục thửa đất bản đồ địa chính phải nộp các khoản phí và chi phí: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai; chi phí in ấn, sao chụp tài liệu; chi phí gửi tài liệu
Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Do đó Văn phòng quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã là những đơn vị có thẩm quyền cấp trích lục bản đồ địa chính cho người dân khi có yêu cầu.