Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn pháp lý

bởi Hoàng Yến
Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn pháp lý.

Ủy nhiệm chi kèm nộp thuế là quy trình mà một cá nhân hoặc tổ chức ủy nhiệm cho người khác (thường là một công ty hoặc cá nhân có chứng chỉ đăng ký dịch vụ nộp thuế) để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc nộp thuế thay mặt cho mình. Người được ủy nhiệm sẽ hoàn thành các thủ tục, tính toán số thuế, điền các biểu mẫu và nộp thuế cho người ủy nhiệm. Qua đó, ủy nhiệm chi kèm nộp thuế giúp người nộp thuế tiết kiệm thời gian và công sức trong việc thực hiện các yêu cầu nộp thuế. Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế có thể được lưu trữ và sử dụng cho các mục đích pháp lý và tài chính, đồng thời giúp bảo đảm rằng công việc nộp thuế được thực hiện đúng thời hạn và đúng quy định của cơ quan thuế. Sau đây, LSX cung cấp đến quý đọc giả hiểu rõ quy định về ủy nhiệm chi cũng như hướng dẫn thực hiện mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn pháp lý. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả.

Căn cứ pháp lý

Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn pháp lý

Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế là một tài liệu phục vụ cho việc ủy nhiệm người khác thực hiện các thủ tục và nộp thuế thay mặt cho bên gửi ủy nhiệm. Mẫu này được sử dụng khi bên gửi ủy nhiệm không có khả năng hoặc không có thời gian để thực hiện các công việc liên quan đến nộp thuế, vì vậy họ ủy nhiệm cho một cá nhân hoặc tổ chức khác để làm điều này. Dưới đây là mẫu văn bản ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn phap lý được LSX cập nhật mới nhất. Mời quý đọc giả tham khảo và tải ngay mẫu văn bản miễn phí!

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [16.93 KB]

Mẫu chứng từ ủy nhiệm chi bao gồm những nội dung gì?

Chứng từ ủy nhiệm chi là một loại tài liệu được sử dụng để ghi nhận và chứng minh việc bên gửi ủy nhiệm chi tiền hoặc tài sản cho người được ủy nhiệm. Chứng từ này được tạo ra để cung cấp thông tin về số tiền và mục đích sử dụng của các khoản chi tiêu liên quan. Vậy nội dung có trong một mẫu chứng từ ủy nhiện chi bao gồm những thông tin. LSX sẽ cung cấp chi tiết đến quý đọc giả!

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về mẫu chứng từ ủy nhiệm chi bao gồm các yếu tố chính sau:

– Chữ lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi), số chứng từ;

– Ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm chi;

– Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;

– Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;

– Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;

– Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;

– Nội dung thanh toán;

– Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;

– Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán;

– Chữ ký (chữ ký tay đối với chứng từ giấy và chữ ký điện tử đối với chứng từ điện tử) của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật; dấu đơn vị (nếu có).

Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên ủy nhiệm chi cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi được thực hiện ra sao?

Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi là quá trình thực hiện việc chuyển tiền hoặc tài sản từ bên gửi ủy nhiệm cho người được ủy nhiệm. Nhằm giúp đảm bảo tính chính xác, minh bạch và kiểm soát trong việc chuyển tiền và tài sản theo ủy nhiệm của bên gửi. Vậy thanh toán theo hình thức ủy nhiệm chi được thực hiện theo quy trình như thế nào? Giải đáp sẽ có ngay với thông tin bên dưới, cụ thể là:

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 46/2014/TT-NHNN có quy định quy trình thanh toán ủy nhiệm chi như sau:

Bước 1: Lập, giao nhận ủy nhiệm chi

Bên trả tiền lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản thanh toán) để trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức giao nhận ủy nhiệm chi tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Bước 2: Kiểm soát ủy nhiệm chi

Khi nhận được ủy nhiệm chi, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, cụ thể:

– Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng.

+ Chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hạch toán và lưu trữ.

+ Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên. Chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng trên chứng từ phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng nơi mở tài khoản.

– Đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng phải kiểm soát nội dung chứng từ, thông tin kỹ thuật (chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại, khuôn dạng dữ liệu, mã chứng từ,…) theo đúng quy định về chứng từ điện tử.

– Ngân hàng phải kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền.

Nếu ủy nhiệm chi không hợp pháp, hợp lệ hoặc không được đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng báo cho bên trả tiền để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho bên trả tiền.

Bước 3: Xử lý chứng từ và hạch toán

– Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền:

Sau khi kiểm soát, nếu ủy nhiệm chi hợp pháp, hợp lệ và được đảm bảo khả năng thanh toán thì xử lý:

+ Nếu bên thụ hưởng và bên trả tiền có tài khoản thanh toán cùng ngân hàng thì chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.

+ Nếu bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) thì:

Ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.

– Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:

Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:

+ Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng và báo Có cho bên thụ hưởng.

+ Nếu lệnh chuyển tiền có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi yêu cầu tra soát hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

Khi nhận được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

+ Nếu tài khoản bên thụ hưởng đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

– Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng:

Khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng kiểm soát chứng từ, hạch toán vào tài khoản thích hợp và thông báo cho bên thụ hưởng. Trường hợp bên thụ hưởng nhận tiền mặt xử lý như sau:

+ Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền khách hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc giấy tờ thay thế hợp pháp khác.

Trong trường hợp người nhận là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức đến nhận tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó.

+ Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận lệnh chuyển tiền đến nếu bên thụ hưởng đã được ngân hàng thông báo nhưng không đến nhận tiền hoặc ngân hàng không liên hệ được với bên thụ hưởng, ngân hàng phải lập lệnh chuyển trả lại tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

Bước 4: Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có

Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn pháp lý

Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn pháp lý

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn pháp lý. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Quy trình rà soát gia đình thuộc hộ nghèo cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện thực hiện dịch vụ thu hộ là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Để thực hiện dịch vụ thu hộ, bên thụ hưởng phải cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán các văn bản, tài liệu cần thiết liên quan làm điều kiện để tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện việc thu hộ tiền theo đúng nội dung văn bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với bên thụ hưởng và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.

Ủy nhiệm chi gồm những loại nào?

Loại ủy nhiệm chi online 
Ủy nhiệm chi online là mẫu ủy nhiệm chi có trên website của ngân hàng và được người dùng tải xuống để in ra sử dụng.
Khi có nhu cầu thực hiện giao dịch thanh toán bằng ủy nhiệm chi, người dùng cần truy cập vào website ngân hàng. Sau khi điền các thông tin theo form có sẵn, người dùng in mẫu ủy nhiệm chi đó và mang đến ngân hàng.
Loại ủy nhiệm chi tại quầy
Đây là mẫu ủy nhiệm có sẵn tại quầy. Ngoài sử dụng mẫu ủy nhiệm chi online, các bạn có thể trực tiếp đến quầy giao dịch của ngân hàng để lấy mẫu ủy nhiệm chi của ngân hàng và tiếp hành viết trực tiếp các thông tin trên đó.
Đặc biệt với những khách hàng thường xuyên thực hiện giao dịch thanh toán bằng ủy nhiệm chi thì ngân hàng sẽ cho một quyển ủy nhiệm chi để chủ động điền trước thông tin nhằm tiết kiệm thời gian giao dịch.

Ủy nhiệm chi thông thường gồm có hai liên sau:
– Liên thứ nhất là liên ngân hàng giữ lại
– Liên thứ hai là liên mà ngân hàng trả lại cho khách hàng sau khi đã được đóng dấu. Liên này được kế toán doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ hạch toán.

Một số điều lưu ý khi tiến hành giao dịch ủy nhiệm chi là gì?

– Trước hết, khi nhận được ủy nhiệm chi của khách hàng, ngân hàng cần phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của ủy nhiệm chi trước khi tiến hành thanh toán .
– Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng có đủ để thực hiện thanh toán không. Trường hợp không đủ thì phải bổ sung tiền vào tài khoản đảm bảo giao dịch không bị chậm trễ
– Trong trường hợp ủy nhiệm chi không hợp lệ hoặc tài khoản thanh toán của khách hàng không đủ để giao dịch thì ngân hàng phải thông báo cho người lập ủy nhiệm chi. Đồng thời, trả lại ủy nhiệm chi và từ chối thực hiện giao dịch thanh toán.
– Khi ủy nhiệm chi đã đầy đủ thông tin đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp cũng như tài khoản của người lập ủy nhiệm chi đủ số dư để thanh toán thì ngân hàng cần phải có trách nhiệm nhanh chóng tiến hành giao dịch thanh toán cho người thụ hưởng.
– Ngân hàng không được tự ý trích tài khoản của khách hàng ngoại trừ trường hợp giữa khách hàng và ngân hàng đã có sự thỏa thuận trước bằng văn bản

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm