Mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng thế nào?

bởi PhamThanhThuy
Mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng thế nào?

Chào Luật sư hiện nay thi chứng chỉ xây dựng như thế nào? Tôi có làm vị trí kỹ sư cho công ty xây dựng nhà ở. Qua quá trình làm việc tôi cũng có cố gắng và phấn đấu nên được sếp trọng dụng. Tuy nhiên để lên được vị trí cao hơn và được tăng lương thì tôi cần đi thi và lấy được chứng chỉ hành nghề xây dựng. Đây là cơ hội nghề nghiệp quan trọng nên tôi cũng cảm thấy có chút lo lắng. Không biết hiện nay quy định về việc thi chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào? Mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng thế nào? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn. Về Mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng, chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng có quy định về một số giấy phép và chứng chỉ nhất định. Nếu như có quy định về giấy phép xây dựng hiện nay thì chứng chỉ hành nghề xây dựng cũng là loại giấy tờ có vai trò hết sức quan trọng. Quy định về khái niệm chứng chỉ hành nghề xây dựng hiện nay có thể được hiểu như sau:

Khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

“Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.”

Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (gọi tắt là chứng chỉ hành nghề xây dựng) là văn bản xác nhận năng lực, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng.

Vì sao cần có mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng?

Khi đi thi nếu như có một số mẹo sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tăng được tỷ lệ số câu đúng nhiều hơn. Đôi khi dùng mẹo để tối ưu hóa thông tin và ghi nhớ dễ dàng hơn, giúp cho người học dễ tiếp thu và dễ nhớ, vận dụng được ngay trong các tình huống khác nhau. Ý nghĩa của những mẹo này khi thi chứng chỉ hành nghề xây dựng là:

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là bản đánh giá năng lực xây dựng của các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Chứng chỉ hành nghề là bắt buộc đối với các cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Giúp chứng minh năng lực của cá nhân đó đối với đối tổ chức, đối tác, khách hàng.

Để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, bắt buộc mỗi kỹ sư phải trải qua kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng do Cục quản lý hoạt động xây dựng, các sở xây dựng hoặc các tỏ chức xã hôin nghề nghiệp như hội tư vấn xây dựng, hội cấp thoát nước … cấp.

Thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng thực tế có có khó hay không? Đó là  câu hỏi cũng như tâm lý chung của tất cả anh em xây dựng.

Những anh chị em  đã, đang có dự định xin cấp chứng chỉ hành nghề mà còn lo lắng vì phải thi sát hạch. Thì trong bài viết này, CCXD chúng tôi sẽ hướng dẫn một số mẹo nhỏ để tham gia thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng. Hy vọng sẽ giúp ích một phần nhỏ cho anh em có tâm lý tự tin hơn, đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng thế nào?

Hiện nay để giúp bạn đọc đỡ được áp lực thi cử để lấy chứng chỉ hành nghề xây dựng, chúng tôi xin được tư vấn đến bạn những tips nhỏ, cũng có thể xem đây chính là những mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng giúp người thi đạt được điểm số cao và có chứng chỉ. Cụ thể những mẹo này khi đi thi chứng chỉ hành nghề xay dựng là:

Bộ câu hỏi thi chứng chỉ hành nghề xây dựng cũng tương đối dài, mỗi lĩnh vực thường thì độ dài trung bình khoảng 400 đến 500 câu theo hình thức trắc nghiệm.

Bộ xây dựng công bố bộ đề thi và đáp án mới nhất theo Quyết định số 702/QĐ-BXD ngày 09/06/2021.

Trong đó có rất nhiều phần chung và riêng khác nhau, anh chị em chỉ cần lọc ra và học đúng theo lĩnh vực của mình. Phần pháp luật xây dựng chung thì dùng cho tất cả các lĩnh vực, phần pháp luật xây dựng riêng gồm các lĩnh vực thiết kế, giám sát, định giá, khảo sát, quản lý dự án, thiết kế quy hoạch và phần kiến thức chuyên môn mà anh chị cần thi lấy chứng chỉ.

Tìm hiểu kỹ cấu trúc đề thi chứng chỉ hành nghề xây dựng

Đề thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng bao gồm 25 câu hỏi phân thành 3 phần, thời gian làm bài là 20 phút:

 Phần 1:  Phần Pháp luật xây dựng chung bao gồm 4 câu hỏi.

 Phần 2:  Phần Pháp luật xây dựng dành cho các lĩnh vực bao gồm 1 câu hỏi.

 Phần 3:  Phần Kiến thức chuyên môn dành cho các lĩnh vực bao gồm 20 câu hỏi.

Nếu trả lời đúng 20/25 câu hỏi trong vòng 20 phút là các bạn đã đạt. Một lưu ý nữa là các anh nếu trượt 3/5 câu pháp luật cũng sẽ bị đánh trượt, tương tự như câu điểm liệt  trong thi sát hạch lái xe otô vậy nhé.

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thế nào?

Để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thì cần đóng lêh phí theo quy định của Thông tư do Bộ tài chính ban hành. Lệ phí này hiện nay cũng không quá vao nhưng nếu như có chứng chỉ, công việc của người được cấp sẽ thuận lợi hơn. Nhiều bạn đọc cũng quan tâm đến mức lệ phí này. Chúng tôi tư vấn lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân như sau:

– Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu cho cá nhân: 300.000 nghìn đồng/chứng chỉ.

– Mức thu lệ phí cấp lại, cấp bổ sung, điều chỉnh, chuyển đổi bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu.

Lưu ý: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức; cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân; cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).

Mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng thế nào?

Thủ tục, thời hạn và cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Hiện nay theo quy định thì việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hiện nay được quy định khá chi tiết. Đó là quy trình cụ thể trải qua 03 giai đoạn là nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Bên cạnh đó thì thời hạn cấp chứng chỉ cũng như thẩm quyền cấp chứng chỉ xây dựng cũng được đặc biệt quan tâm. Vấn đề này bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I (Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng).

– Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.

– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Xử lý yêu cầu

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẹo thi chứng chỉ hành nghề xây dựng thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiền…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng có những gì?

Căn cứ Điều 76 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu bao gồm:
1.Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV
2. 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng
3. Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam
4. Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai
5. Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài
6. Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

Phân loại chứng chỉ hành nghề xây dựng gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, chứng chỉ hành nghề được phân thành 03 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.

Hoạt động xây dựng nào không yêu cầu chứng chỉ hành nghề?

Căn cứ khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
– Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.
– Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.
– Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm