Mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn năm 2023

bởi Thanh Loan
Mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn năm 2023

Nguyên vật liệu là một trong những loại sản phẩm của hoạt động mua bán. Mỗi loại hàng hóa sẽ có đặc điểm và kích thước khác nhau. Kích thước của hàng hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động vận tải cũng như trong công tác quản lý của các cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh việc siết chặt quản lý hoạt động thương mại và vận tải hàng hóa. Một trong những loại hàng hóa mà nhà nước yêu cầu cao về độ an toàn khi vận tải hàng hoá siêu trọng lượng. Nếu không đạt yêu cầu gây nguy hiểm sẽ bị xử phạt. Mời bạn đọc tham khảo mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn năm 2023 trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm hàng siêu trường siêu trọng là gì?

Hàng siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc chiều cao trên 4,5 m.

Hàng siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.

Một số loại mặt hàng siêu trường, siêu trọng như sau:

  • Bồn công nghiệp, buồng đốt, máy nghiền đá, lò hơi, cối xay đá; máy cán tôn, silo trạm trộn, dầm trục cẩu.
  • Thép tấm, thép định hình, thép cuộn, dầm thép, khung nhà xưởng, khung nhà tiền chế.
  • Máy móc cơ giới như: máy xúc, xe lu, xe máy đào, xe ủi, xe cẩu; xúc lật, xà lan, máy ép cọc, robot, cẩu tháp.
  • Kết cấu bê tông, kết cấu thép, dầm cầu trượt, container open top.
  • Thiết bị công nghiệp, máy móc xuất nhập khẩu; cấu kiện sắt thép, tuabin cánh quạt nhà máy điện, máy biến thế.

Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa có trọng lượng bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP về hàng hóa siêu trọng như sau:

Trách nhiệm lập và phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng

1.Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc chiều cao trên 4,5 m.

2.Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.

3.Trước khi thực hiện việc vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng, thuyền trưởng của phương tiện hoặc người vận tải, người kinh doanh vận tải (gọi tắt là người vận tải) phải lập phương án vận tải và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng có các nội dung chủ yếu sau:

a) Xác định chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng; chiều cao tĩnh không của các công trình vượt sông trên tuyến dự kiến vận tải;

b) Vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa thiết bị xếp, dỡ;

c) Hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông, yêu cầu hỗ trợ (nếu có);

d) Thời gian, địa điểm nghỉ trên đường hành trình.

Theo quy định trên, hàng hóa siêu trọng là hàng hóa có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.

Mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn năm 2023

Mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn năm 2023

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 37 Nghị định 139/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về vận tải qua biên giới, hàng hóa siêu trường, siêu trọng như sau:

Vi phạm quy định về vận tải qua biên giới, hàng hóa siêu trường, siêu trọng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa, hành khách qua biên giới mà không có giấy phép vận tải thủy qua biên giới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng không đúng phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả

5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, người vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Đồng thời người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Như vậy, người vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 15.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi này.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mức phạt vận tải hàng hóa siêu trọng không bảo đảm an toàn năm 2023” hoặc các dịch vụ khác như là tư vấn pháp lý về Thủ tục đăng ký dự án đầu tư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển đối với hàng siêu trường, siêu trọng?

Hàng siêu trường siêu trọng cũng có cách quy đổi trọng lượng để từ đó lấy căn cứ tính giá cước. Cụ thể thì:
Đối với hàng hóa có thể tích từ 1,5m3 trở xuống: Quy đổi trọng lượng cước vận chuyển là trọng lượng thực tế chuyên chở kể cả bao bì.
Đối với hàng hóa có thể tích từ 1,5m3 trở lên: Quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển theo công thức 1,5m3 trọng lượng vận chuyển thành 1 tấn.
Lưu ý: 
Tấn là đơn vị trọng lượng dùng để tính cước (nếu nhỏ hơn 0,5 tấn thì bỏ qua, nếu từ 0,5 tấn trở lên thì được tính là 1 tấn).
Km là đơn vị khoảng cách được dùng để tính cước (nếu nhỏ hơn 0,5 km thì bỏ qua, nếu từ 0,5km trở lên thì được tính là 1km).

Phương tiện được phép vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng?

Theo Thông tư 46/2015/TT- BGTVT cũng đã có quy định rất rõ về phương tiện vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Cụ thể một số quy định như sau:
Phương tiện vận chuyển hàng quá khổ quá tải phải có kích thước, trọng tải phù hợp với kiện hàng vận chuyển. Bên cạnh đó phương tiện chở hàng cũng cần đáp ứng tiêu chí phù hợp với các thông số được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. 
Phương tiện vận chuyển phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
Đối với xe rơ mooc có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng thì cơ quan đăng kiểm sẽ tiến hành xác nhận nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 
Chạy đúng với tốc độ đã được quy định và phải có thông báo kích thước của hàng hóa cần vận chuyển. Trong trường hợp cần thiết cần phải bố trí người chỉ dẫn giao thông nhằm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng tiến độ, kế hoạch. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm