Vệ sinh ATTP là điều kiện tiên quyết mà bất kỳ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; nào cũng phải tuân thủ. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những cơ sở kinh doanh ăn uống vẫn vi phạm điều kiện này.
Mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nhức nhối; mà bất kỳ “ông bà chủ” nào cũng cần nắm được. Trên thực tế nhiều người vẫn chưa thể nắm hết được những quy định; của pháp luật về mức xử phạt hành chính của việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ về cơ sở pháp lý đóng phạt; cũng như số tiền phải nộp phạt khi có vi phạm. Cũng như giải đáp vấn đề: Mức phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm Hãy cùng tham khảo; qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp luật
- Luật an toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Quy định của pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hiểu là những cơ sở chế biến; thức ăn, bao gồm các loại hình kinh doanh: bếp ăn tập thể, căng tin; ăn uống, nhà hàng, kinh doanh; thực phẩm chín, thức ăn ngay…Có một thực trạng không thể phủ nhận là ngày càng; có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm về vệ sinh ATTP. Chính vì vậy, các mức phạt vi phạm vệ sinh ATTP đã được quy định rõ ràng, cụ thể; tại nhiều văn bản quy phạm; pháp luật: Nghị định 115/2028 NĐ – CP; và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh ATTP.
Đối tượng bắt buộc phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Tất cả cơ sở đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần phải có giấy chứng nhận; cơ sở đủ điều kiện vs attp khi đang hoạt động NGOẠI TRỪ các cơ sở đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:
- Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy; và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn; thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống; an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy có thể thấy đặc điểm chung của những cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực phẩm cần phải xin mẫu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đó chính; là những cơ sở có địa điểm cố định để sản xuất hay kinh doanh.
Có thể kể đến như: Các cơ sở kinh doanh và sản xuất rượu bia, nước giải khát, sữa; chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt kẹo, cơ sở ;sản xuất, kinh doanh nước khoáng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chức năng, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm; từ nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm, thủy sản, …
Xử lý vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Theo quy định của pháp luật, thì các cơ sở kinh doanh chỉ được; kinh doanh các ngành nghề kinh doanh nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật đặt ra. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh; về thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thì không được phép kinh doanh, trường hợp cố tình; kinh doanh trái phép mà bị phát hiện thì buộc ngừng kinh doanh; và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo điều 18 Nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì:
- “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh; dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Nghị định 124/2021/NĐ-CP về sửa đổi,
- Bổ sung 22 điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018; của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm; hành chính về an toàn thực phẩm và 35 điều Nghị định 117/2020/NĐ-CP; ngày 28/9/2020 của Chính phủ; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức; bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 3 như sau:
- Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng; đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm; đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”
Mức tiền xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam mức phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; dao động từ 30 – 60 triệu đồng. Trong đó:
Đối với lĩnh vực VS ATTP thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP sẽ bị xử phạt từ 30 triệu – 40 triệu đồng.
Đồng thời cơ sở này sẽ bị thu hồi toàn bộ thực phẩm; hoặc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe ;mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VS ATTP đạt yêu cầu thực hành sản phẩm tốt (GMP); thì sẽ bị phạt tiền từ 40tr – 60tr đồng thời ngay lập tức sẽ bị thu hồi lại thực phẩm hoặc tiêu hủy; hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mức phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xin trích lục bản án ly hôn tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
mức phạt đối với hành vi kinh doanh liên quan đến thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khá cao, cho đấy sự nghiêm minh, răn đe của pháp luật đối với các hành vi vi phạm.
Các cơ sở kinh doanh liên quan đến thực phẩm cần làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm; tầm quan trọng của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó chấp hành nghiêm chỉnh những quy định đặt ra của Luật pháp Việt Nam.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bản giấy phép công nhận, chứng nhận cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo điều kiện cũng như sử dụng thực phẩm đúng tiêu chuẩn quy định.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp hành đúng quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm… Các địa phương cần tăng cường cán bộ làm công tác thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm từ cấp Trung ương đến cấp xã, trong đó tận dụng mạng lưới cán bộ ăn lương cấp xã, phường kiêm nhiệm thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm. Phó Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong công tác tổng kết, tuyên truyền cần thực hiện tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, gây lãng phí, tốn kém.