Mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH là bao nhiêu?

bởi TranQuynhTrang
Mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH là bao nhiêu?

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại một công ty sản xuất hàng tiêu dùng tại Hải Phòng. Tôi đã làm việc, gắn bó với công ty được 2 năm, môi trường làm việc của công ty rất tốt và chế độ đãi ngộ cũng cao, bên cạnh tiền lương, thưởng thì còn những khoản phụ cấp khác. Tôi tìm hiểu thì được biết rằng pháp luật có những khoản phụ cấp sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội và không phải đóng bảo hiểm xã hội. Vậy hiện nay pháp luật quy định mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật của Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Những đối tượng buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

– Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định từ 03 đến 12 tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng từ 01 đến 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân phục vụ trong ngành quốc phòng, công an hoặc làm việc trong các tổ chức cơ yếu;

– Những người phục vụ trong ngành quân đội nhân dân và công an nhân dân;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

– Quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn;

– Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động, giấy phép hành nghề được cơ quan nhà nước Việt Nam cấp.

Lưu ý: Theo quy định pháp luật hiện nay đối với những trường hợp giao kết hợp đồng lao động từ 01 đến 03 tháng thì người lao động chỉ bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Những khoản phụ cấp buộc phải đóng Bảo hiểm xã hội

* Đối với tiền lương do Nhà nước chi trả

– Tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội sẽ dựa theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm do Nhà nước chi trả tiền lương hàng tháng;

– Phụ cấp sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.

Lưu ý: tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định pháp luật về tiền lương.

* Đối với tiền lương do doanh nghiệp chi trả

– Tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc là mức lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

– Phụ cấp tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã được tính hoặc tính đến chưa đầy đủ, phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

– Các khoản bổ sung được tính tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

+ Các khoản bổ sung được ấn định bằng một mức tiền nhất định thỏa thuận cùng với tiền lương trong hơp đồng lao động và được trả vào mỗi kỳ trả lương;

+ Các khoản bổ sung không được ấn định bằng mức tiền cụ thể cùng với tiền lương lương trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên vào mỗi kỳ trả lương.

Mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH là bao nhiêu?
Mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH là bao nhiêu?

Những khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định pháp luật hiện nay những khoản phụ cấp sau đây sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: phụ cấp chuyên cần, tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ cho con nhỏ, hỗ trợ người lao động khi có thân nhân chết, người lao động kết hôn, sinh nhật, hỗ trợ người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các hỗ trợ, trợ cấp ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH là bao nhiêu?

Theo quy định những khoản phụ cấp không tính đóng BHXH nêu trên không được quy định mức tối đa là bao nhiêu, công ty tự quy định mức phụ cấp trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính, quy chế thưởng. 

Người lao động có thể không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 42 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định về việc quản lý đối tượng tham gia BHXH như sau:

Quản lý đối tượng

3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.

Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Như vậy, người lao động chỉ không đóng BHXH trong tháng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp 2: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Trường hợp 3: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH là bao nhiêu?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến cách soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp người lao động không đóng BHXH như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Theo đó, người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Người lao động có thể không đóng báo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc tại doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Do đây là khoản bắt buộc nên việc đóng hay không phải do người lao động và doanh nghiệp tự quyết định.

Phụ cấp chức vụ có đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 phụ cấp chức vụ phải được đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm