Ở nước ta, những năm trở lại đây hoạt động buôn lậu, đặc biệt hành vi buôn lậu ở khu vực biên giới diễn ra rất phức tạp với quy mô ngày càng rộng lớn và các vụ buôn lậu với số lượng diễn ra ngày càng nhiều, giá trị hàng phạm pháp có giá trị cao, có những vụ án lên tới hàng tỷ đồng gây thiệt hại lớn đối với Nhà nước và xã hội. Vậy pháp luật quy định về tội buôn lậu như thế nào? Trách nhiệm, quyền của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào và mức xử phạt hành chính hành vi buôn lậu là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu quy định này tại bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Buôn lậu được hiểu là như thế nào?
Từ năm 1985 Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu “Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa thì bị phạt…” Bắt đầu từ đây, tội danh buôn lậu đã được xác định với 4 yếu tố cấu thành tội phạm và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực thi pháp luật.
Việc buôn bán trái pháp luật trên thể hiện thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa mà không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu diếm hàng hóa không có giấy tờ hợp lệ, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Nguyên nhân của hành vi buôn lậu xuất phát từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân làm phát sinh, phát triển buôn lậu nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do động cơ hám lợi thúc đẩy. Một số nhà kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, dù ở mức độ khác nhau cũng tìm đủ mọi cách luồn lách để thắng trong cuộc chạy đua “một vốn bốn lời”. Do chạy theo lối sống giàu sang và quá sủng bái đồng tiền nhưng lại không đủ khả năng làm giàu hợp pháp mà gian thương đã kinh doanh một cách hợp pháp để kiếm lời nhanh và rõ ràng. Lợi ích cá nhân của họ đặt lên quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia mà trong đó họ có phần. Bên cạnh đó, công tác chống buôn lậu cũng còn nhiều hạn chế.
Ví dụ như: Các văn bản xử lý của Chính phủ đưa xuống chưa kịp thời, rõ ràng một số cán bộ Hải quan, cảnh sát…tiếp tay, bao che cho tệ nạn buôn lậu. Những chính sách thuế khóa cũng như pháp luật kinh doanh của Việt Nam còn nhiều khe hở. Nhiều ngành nhiều cấp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chống buôn lậu, gian lận thương mại nên sự phối hợp còn thiếu chặt chẽ.
Mức xử phạt hành chính hành vi buôn lậu
Theo như quy định nêu trên việc xử lý đối với hàng hóa nhập lậu chưa đến mức xử lý hình sự áp dụng thì xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
[…]
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên. (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
Trách nhiệm, quyền của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính về quyết định xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện vụ án hành chính.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc chờ quyết định của Tòa án, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu vẫn phải thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa cho người bị tố tội buôn lậu Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc có thể phạt 20 năm tù
- Buôn bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào?
- Hành vi buôn bán thuốc lá lậu trong mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mức xử phạt hành chính hành vi buôn lậu năm 2023 là bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý tư vấn về bản án ly hôn đơn phương… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Mức phạt nặng nhất với tội buôn lậu quy định với cá nhân là phạt tù từ 12 – 20 năm. Cùng với đó, người phạm tội buôn lậu còn có thể bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dung một số hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
Người thực hiện hành vi buôn lậu là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới, thấy trước được hậu quả của của hành vi buôn bán trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi buôn lậu nào được thực hiện do cố ý gián tiếp. Mục đích của người phạm tội là thu lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn thuế xuất nhập khẩu.