Hành vi chở hàng hóa quá tải là nguyên nhân dẫn chủ yếu khiến kết cấu của nhiều tuyến đường, công tình của hệ thống đường bộ trên các địa bàn trong cả nước nhanh chóng bị xuống cấp, hư hỏng. Thậm chí ảnh hưởng kỹ năng lái khi điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông nguy hiểm đến tính mạng và tài sản xã hội. Để ngăn chặn tình trạng xe chở quá tải, vượt mức trọng tải là việc làm mang tính cấp bách. Dưới đây, Luật sư X chúng tôi sẽ cung cấp đến quý đọc giả mức xử phạt hành vi chở hàng hóa quá tải hiện nay và thẩm quyền, cơ quan chức trách được phép xử phạt đối với hành vi vi phạm này. Mời quý đọc giả đón xem ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Quy định về xe quá tải trọng lưu thông trên đường bộ
Đảm bảo an toàn khi tham gia lưu thông trên các tuyến đường bộ, mức tải trọng đối với xe trong tham gia giao thông đã được pháp luật về giao thông đường bộ quy định cụ thể và chi tiết dưới đây:
Quy định về quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn
Căn cứ Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 9. Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ
1. Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
2. Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
3. Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn”.
Như vậy, xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn được hiểu như sau:
– Xe quá tải trọng là xe có tổng trọng lượng hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
– Xe quá khổ giới hạn là xe có một trong các kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép, cụ thể:
+) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
+) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
+) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
– Xe máy chuyên dùng có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ, có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa theo quy định trên.
Điều kiện cho xe quá tải trọng lưu thông của đường bộ được phép lưu hành
Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ. Điều kiện cho xe quá tải trọng lưu thông của đường bộ được phép lưu hành cụ thể:
Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ như sau:
– Việc lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
– Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
+ Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
– Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
Dựa vào quy định trên, xe quá tải trọng của đường bộ được phép lưu hành trên đường mà không bị xử phạt khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng.
Mức xử phạt hành vi chở hàng hóa quá tải hiện nay
Thẩm quyền xử phạt xe chở hàng hóa quá tải
Để tăng cường kiểm soát xe quá tải ngay tại đầu nguồn hàng, bổ sung phân định thẩm quyền xử phạt cho Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi “xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô vượt quá trọng tải cho phép chở của xe”; đồng thời bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt của từng chức danh thuộc các lực lượng này.
Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể thẩm quyền quy định tại Điều 74, 75, 76, 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Mức xử phạt hành vi chở hàng hóa quá tải hiện nay
Hệ thống pháp luật đưa ra các chính sách quy định chặt chẽ về mức quy định tải trọng khi tham gia lưu thông trên tuyến đường bộ. Nhung không ít đối tượng cố ý vi phạm vận chuyển hàng hóa vượt quá số mức quy định về tải trọng được phép chuyên chở. Dưới đây là mức xử phạt đối với hành vi chở hàng hóa quá tải hiện nay:
Căn cứ Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
– Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau;
– Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Như vậy, xe tải vượt quá trọng tải thì bên cạnh mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải thì ngay cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể mức phạt cho từng tỷ lệ quá tải được quy định như trên. Bên cạnh đó, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tại khoản 9 Điều 24 Nghị định này.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mức phạt lỗi đi vào đường cấm xe máy mới năm 2023
- Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lỗi không mang bằng lái ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức xử phạt hành vi chở hàng hóa quá tải hiện nay”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như cách làm thủ tục lên máy bay cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Với các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định; có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ:
Nếu lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ: Không quá 60 ngày; Nếu lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ: Không quá 30 ngày.
– Với các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: Không quá 30 ngày.
– Với các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe là thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.
Việc lưu thông quá tải trọng của xe đến từ nhiều nguyên nhân. Có thể là do kiến thức của lái xe và chủ doanh nghiệp chưa am hiểu về các quy định tải trọng hoặc vì lợi nhuận mà bất chấp mọi hậu quả do chở hàng quá tải. Tác hại của xe chở quá tải cũng giống như việc ăn mòn kim loại. Nó sẽ gây ảnh hưởng, hư hại dần dần đến những công trình, cơ sở hạ tầng.
Điều này gây ảnh hưởng đến các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khiến các bên liên quan phải chi trả nhiều khoản kinh phí để khắc phục hậu quả. Chưa kể, xe quá tải khiến các lái xe khó khăn hơn khi điều khiển, công thêm việc hư hại đường sá khiến tình trạng tai nạn giao thông càng nhiều, gây thiệt hại về người và tài sản.