Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

bởi Anh
Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu

Các mức phạt nồng độ cồn những năm gần đây có sự tăng cao do những vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn cũng ngày càng nhiều. Việc vi phạm nồng độ cồn ảnh hưởng không chỉ đến người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Theo nhận xét của nhiều người thì mức phạt liên quan đến vi phạm nồng độ cồn ở nước ta hiện nay khá cao và có tính chất răn đe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết “Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu?” dưới đây của LSX.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nồng độ cồn là gì?

Nhiều người thường nhắc đến nồng độ cồn nhưng thực chất chưa hiểu được nồng độ cồn là gì? Nồng độ cồn trên thực tế là phần trăm lượng cồn trong máu của một người. Nồng độ cồn thường xuất hiện khi một người sử dụng rượu bia hoặc những thực phẩm lên men.

Nồng độ cồn là một chỉ số đo lượng cồn có trong các loại đồ uống như rượu, bia. Trong lĩnh vực giao thông, nồng đồ cồn là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu của một người hoặc là trong hơi thở của một người. Nồng độ cồn trong máu được ký hiệu là BAC (tiếng Anh là Blood Alcohol Concentration). BAC 0,01% có nghĩa là có 0,01 gram rượu trong 100 ml máu.

Do đó, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải duy trì mức nồng độ cồn không vượt quá một giới hạn cố định; vi phạm quy định này có thể dẫn đến xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu
Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu

>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai

Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Việc sử dụng rượu bia điều khiển các phương tiện giao thông gây ra rất nhiều các hệ luỵ đáng tiếc. Nhiều vụ tai nạn xảy ra chỉ vì tài xế đã sử dụng rượu bia và không điều khiển được hành vi của mình. Việc phạt vi phạm nồng độ cồn là điều cần thiết và cần được phát triển hơn.

Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe máy

Nồng độ cồnMức tiềnPhạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với ô tô

Nồng độ cồnMức tiềnPhạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)
Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu
Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe, vì việc người điều khiển phương tiện giao thông không thể điều khiển hành vi của mình thì việc giữ xe lại sẽ giúp đảm bảo cho những người tham gia giao thông khác. Đến khi người điểu khiển phương tiện giao thông thực hiện các nghĩa vụ theo quy định thì có thể lấy lại phương tiện của mình.

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Năm 2024, vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có nồng độ cồn dưới ngưỡng vi phạm thì có bị phạt không?

Hiện hành, khi tham gia giao thông mà người điều khiển phương tiện giao thông (xe máy, xe ô tô, xe đạp hoặc các loại xe tương tự khác) có các mức nồng độ cồn như sau thì sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông.
Mức 1: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
Mức 2: Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Mức 3: Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Theo lý thuyết, nếu người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong người chưa chạm ngưỡng ở mức thấp nhất (Mức 1) thì sẽ không bị phạt.
Tuy nhiên, theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng đã quy định xử phạt đối với các hành vi liên quan đến điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Mức phạt nồng độ cồn ô tô, xe máy cao nhất năm 2024?

Căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì:
Mức phạt tiền cao nhất đối với người lái xe máy tham gia giao thông mà trong máu có nồng độ cồn là 8 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến tối đa 24 tháng, tương ứng với mức nồng độ cồn vi phạm vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Mức phạt tiền cao nhất đối với người lái xe ô tô tham gia giao thông mà trong máu có nồng độ cồn là 40 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến tối đa 24 tháng, tương ứng với mức nồng độ cồn vi phạm vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài bị phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn.
Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm