Nghị định 15/2022/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

bởi Trà Ly
Nghị định 15/2022/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định một số nội dung nổi bật mà các cá nhân, doanh nghiệp cần để ý. Vậy, Nghị định 15/2022/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật? Hãy xem trước và tải xuống Nghị định 15/2022/NĐ-CP dưới bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:15/2022/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Lê Minh Khái
Ngày ban hành:28/01/2022Ngày hiệu lực:01/02/2022
Ngày công báo:10/02/2022Số công báo:Từ số 225 đến số 226
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Giảm thuế giá trị gia tăng

1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng.

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8%.

b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn.

3. Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

4. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

5. Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ sở kinh doanh thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Nghị định 15/2022/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?
Nghị định 15/2022/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ.

Trường hợp công ty mẹ nhận khoản ủng hộ, tài trợ của các đơn vị thành viên để tập trung đầu mối thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ thì công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với khoản ủng hộ, tài trợ của công ty mẹ và từng đơn vị thành viên. Công ty mẹ phải có Biên bản hoặc văn bản, tài liệu xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ. Đơn vị thành viên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và có văn bản xác nhận của công ty mẹ về khoản ủng hộ, tài trợ của từng đơn vị thành viên.

2. Đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp ở trung ương và địa phương; cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Quỹ vắc-xin phòng Covid-19; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ có trách nhiệm sử dụng, phân phối đúng mục đích của khoản ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 đã tiếp nhận. Trường hợp đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ sử dụng sai mục đích của khoản ủng hộ, tài trợ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương tăng cường phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan để quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm hành vi nâng giá trị, khai giá trị bất hợp lý trong hoạt động ủng hộ, tài trợ; phối hợp quản lý chặt chẽ giá mua bán hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn cung cấp hàng hóa, dịch vụ và xử lý các trường hợp giá mua bán trên hợp đồng, giá trên hóa đơn cung cấp hàng hóa, dịch vụ không đúng với thực tế theo quy định của pháp luật./.

Tải xuống Nghị định 15/2022/NĐ-CP

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư X để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định 15/2022/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu hợp đồng cho thuê nhà. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm lập hóa đơn để giảm thuế GTGT xuống 8%?

Theo Công văn 2688/BTC-TCT về thuế giá trị gia tăng tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn để được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% như sau:
– Trường hợp cơ sở kinh doanh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu tiền, đã lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền trước 01/02/2022 với thuế suất 10%, dịch vụ hoàn thành trong thời gian từ 01/02/2022 đến hết 31/12/2022:
+ Đối với phần tiền đã lập hóa đơn trước ngày 01/02/2022 không thuộc trường hợp được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT.
+ Đối với phần tiền còn lại chưa thanh toán, được lập hóa đơn từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT từ 10 xuống 8%.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc mức thuế suất 10% trong tháng 01/2022 nhưng đến tháng 02/2022 cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm và không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.
– Đối với hóa đơn đã lập trước ngày 01/02/2022 với thuế suất thuế GTGT 10%, sau ngày 01/02/2022 phát sinh các nội dung sai sót cần điều chỉnh thì hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn trả lại hàng được lập với thuế suất thuế GTGT là 10%.
– Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc thù như cung cấp điện, cơ sở kinh doanh được giảm thuế GTGT theo quy định đối với các hóa đơn lập từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Trình tự thực hiện giảm thuế GTGT?

Trình tự thực hiện giảm thuế GTGT căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định như sau:
– Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại (1) mục 4, khi lập hóa đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán. 
Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.
– Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại (2) mục 4, khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, 
Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm