Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư

bởi Bảo Nhi
Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư

Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24/12/2013 của Chính phủ đã quy định về tổ chức trong hoạt động của thanh tra ngành kế hoạch và đầu tư. Nghị định này đã được thi hành gần một thập kỷ và có tác động tích cực trong đó quá trình hình thành và phát triển của cơ quan thanh tra kế hoạch và đầu tư ở cấp trung ương và địa phương. Nhờ vậy, để có cơ sở rà soát, đánh giá, xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 216/2013/NĐ-CP. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:216/2013/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:24/12/2013Ngày hiệu lực:01/03/2014
Ngày công báo:06/01/2014Số công báo:Từ số 27 đến số 28
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tải xuống Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư

Những điểm mới của Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư

Những điểm mới của Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư
Những điểm mới của Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư gồm: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê.

Theo Nghị định, hoạt động thanh tra kế hoạch và đầu tư gồm hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trong đó, thanh tra chuyên ngành về các lĩnh vực: Quy hoạch, kế hoạch; phân bổ, quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển; đấu thầu; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; quản lý và hoạt động đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác; doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thống kê.

Thời hạn thanh tra

Nghị định nêu rõ, cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.

Cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành do Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

Việc kéo dài thời gian thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định.

Nghị định 126/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/3/2014.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư bao gồm những gì?

Đối tượng thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư đã được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 216/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, đối tượng thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Sở Kế hoạch và Đầu tư theo ủy quyền hoặc phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Công chức thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư được quy định như thế nào?

Công chức thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư đã được quy định cụ thể tại Điều 30 Nghị định 216/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, công chức thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư được quy định như sau:
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư là công chức thuộc biên chế của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê (sau đây gọi tắt là công chức thanh tra chuyên ngành).
Công chức thanh tra chuyên ngành có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Công chức thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định. Trang phục và thẻ công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
3. Khi tiến hành thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, xử lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm