Tiền lương là một khoản tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động đã hoàn thành công việc theo những điều mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đây cũng là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm khi ký kết hợp đồng lao động. Pháp luật có những quy định chi tiết về vấn đề này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ngoài những quy định tại Bộ luật lao động 2019 còn có thể kể đến nghị định 53/2016 quy định về tiền lương. Nghị định 53/2016 về tiền lương có những quy định như thế nào? Phạm vi và đối tượng áp dụng Nghị định 53/2016 ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Nghị định này qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.
Thuộc tính văn bản
Nghị định 53/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Từ số 399 đến số 400 |
Số hiệu: | 53/2016/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | 22/06/2016 |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 13/06/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 1/8/2016 | Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương , Doanh nghiệp |
Tóm tắt văn bản
Tiền lương đối với NLĐ tại công ty có vốn góp Nhà nước
Theo Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/06/2016 của Chính phủ quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, đơn giá tiền lương để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạm ứng lương cho người lao động trong công ty được xác định dựa theo quỹ tiền lương kế hoạch và điều kiện thực tế của công ty; quy chế trả lương và phân phối tiền lương được xây dựng gắn với mức độ đóng góp và hiệu quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với người quản lý công ty chuyên trách, quỹ tiền lương được căn cứ vào quỹ tiền lương kế hoạch, các chỉ tiêu theo quy định và mức độ hoàn thành lợi nhuận kế hoạch, trong đó nếu lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, người quản lý được tính thêm 2% tiền lương tương ứng với 1% lợi nhuận vượt, nhưng tối đa không quá 20% mức tiền lương bình quân kế hoạch. Với người quản lý công ty không chuyên trách, quỹ thù lao được xác định trên cơ sở số lượng người quản lý công ty, thời gian thực tế làm việc và mức thù lao tối đa bằng 20% mức tiền lương của người quản lý công ty chuyên trách.
Về tiền thưởng, phúc lợi, Nghị định quy định, mức thưởng, phúc lợi được xác định dựa theo lợi nhuận hàng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Trong đó, quỹ khen thưởng phúc lợi của người lao động tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện. Quỹ thưởng của người quản lý công ty tối đa không quá 1,5 tháng lương bình quân thực hiện nếu lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn lợi nhuận kế hoạch; trường hợp thấp hơn, tiền thưởng tối đa không quá 01 tháng tiền lương bình quân thực hiện.
Phạm vi và đối tượng áp dụng Nghị định 53/2016
– Phạm vi mà Nghị định 53 điều chỉnh là việc quy định một số nội dung về lao động, tiền lương, tiền thưởng để người đại diện phần vốn nhà nước tham gia, biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông hay cuộc họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
– Đối tượng áp dụng của Nghị định số 53 năm 2016 là người được cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ủy quyền thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan.
Chính sách lao động, tiền lương của người lao động
Nghị định 53/2016/NĐ-CP quy định công ty phải có kế hoạch sử dụng lao động hằng năm để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động, việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động phải công khai minh bạch theo quy định pháp luật.
Quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động xác định dựa trên số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch. Trong đó, Nghị định 53 của Chính phủ quy định mức tiền lương bình quân kế hoạch căn cứ vào mức tiền lương trong hợp đồng lao động mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề và gắn với chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch của công ty như công ty có lợi nhuận hay không có lợi nhuận hoặc lỗ.
Tiền lương, thù lao của người quản lý công ty
Quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý công ty chuyên trách được xác định dựa trên số lượng người quản lý công ty chuyên trách và mức tiền lương bình quân kế hoạch. Trong đó, Nghị định số 53/2016/NĐ-CP quy định mức tiền lương bình quân kế hoạch bảo đảm tối đa không quá 36 triệu đồng/tháng đối với công ty có lợi nhuận kế hoạch dưới 50 tỷ đồng và tăng thêm tương ứng từ 0.5 đến 2.5 dựa trên mức lợi nhuận công ty đạt được.
Tiền thưởng và phúc lợi
Nghị định 53 năm 2016 xác định tiền thưởng, phúc lợi cho người lao động và người quản lý công ty như sau:
– Quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động tối đa không quá 03 tháng tiền lương bình quân (bằng với kế hoạch), nếu vượt thì trích thêm 20% lợi nhuận nhưng tối đa không quá 03 tháng tiền lương;
– Quỹ thưởng của người quản lý công ty tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương bình quân (bằng lợi nhuận), nếu thấp hơn tối đa không quá 01 tháng tiền lương.
Không dùng quỹ khen thưởng của người lao động để chi thưởng cho người quản lý công ty.
Nghị định 53/2016 về tiền lương
Tải Nghị định 53/2016 về tiền lương tại đây.
Mời bạn xem thêm bài viết
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghị định 53/2016 về tiền lương“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề soạn thảo văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Theo đó, tiền lương của người lao động được quy định như trên.
Lưu ý rằng mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 54. Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.”
Kỳ hạn trả lương quy định như sau:
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.