Nghị định xử phạt thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?

bởi Hữu Duy
Nghị định xử phạt thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay, năng suất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng tăng cao nhờ vào việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thuốc bảo vệ thực vật cũng đc sử dụng rộng rãi nhằm bảo vệ sản phẩm nông nghiệp, ngăn ngừa các loại bệnh gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng quy định về thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn. Chính vì thế, nhà nước đặt ra các quy định về việc xử phạt trong lĩnh vực sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Điều này nhằm bảo đảm cho sự sinh trưởng, phát triển của thực vật cũng như hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vậy nghị định xử phạt thuốc bảo vệ thực vật quy định như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức pháp lý hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật là các hợp chất hóa học độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ các phản ứng tổng hợp hóa học nhân tạo, được dùng trong canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp hiện nay. Với mục đích là phòng ngừa, tiêu diệt sâu bệnh đến cây trồng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, vì tác hại của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh nên không khuyến khích bà con sử dụng loại thuốc này.

Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

Phân loại thuốc BVTV theo đối tượng diệt trừ

  • Thuốc diệt trừ sâu
  • Thuốc diệt trừ vi khuẩn
  • Thuốc diệt trừ bệnh
  • Thuốc diệt trừ ốc sên
  • Thuốc diệt trừ cỏ dại
  • Thuốc diệt trừ tuyến trùng
  • Thuốc diệt trừ nhện
  • Thuốc diệt trừ chuột

Phân loại thuốc theo cách xâm nhập vào cơ thể dịch hại

  • Thuốc vị độc: Gây độc hại qua đường tiêu hóa
  • Thuốc tiếp xúc: Gây độc hại qua da, qua vỏ cơ thể
  • Thuốc xông hơi: Gây độc hại qua đường hô hấp…

Phân loại thuốc theo nguồn gốc và thành phần hóa học có:

  • Thuốc hóa học vô cơ
  • Thuốc hóa học tổng hợp hữu cơ
  • Thuốc thảo mộc…

Nguyên tác pha trộn thuốc bảo vệ thực vật

Nguyên tắc 1: Đổ nhiều nước vào bình phun trước khi pha thuốc, hòa riêng từng loại với ít nước bên ngoài, rồi mới đổ từng loại một vào bình phun. Áp dụng với những loại thuốc có thể phối hợp với nhau.

Nguyên tắc 2: Nếu kết vừa kết hợp thuốc dạng bột (WG), dạng hạt (HHN), dạng nước và phân bón lá. Thì hòa thuốc dạng bột hoặc dạng hạt trước, sau đó đến thuốc dạng nước và cuối cùng là phân bón lá.

Nguyên tắc 3: Nếu kết hợp giữa các thuốc dạng nước thì thứ tự là dạng chế tác SC (huyền phù) trước, rồi mới đến dạng OD (dầu sinh học), tiếp theo là EC, ND, SL…

Nguyên tắc 4: Không được kết hợp thuốc có gốc carbamate kim loại với thuốc gốc kháng sinh

Các Carbamate kim loại điển hình: Hoạt chất Mancozeb (DITHANE M45), Propineb (ANTRACOL), Zineb (Zineb xanh), Fosetyl-Aluminium (Aliette), Ziram (Ziflo),… không nên kết hợp với chất kháng sinh như hoạt chất Streptomycin, Validamycin, Kasumin, Kasuran, Avalon, Lobo,…

Nguyên tắc 5: Có thể kết hợp các loại thuốc gốc Cu như CUPROXAT, NORSHIELD, CHAMPP, CHAMPION, KOCIDE với các hoạt chất khác, ngoại trừ hoạt chất Chlorpyrifos, Fosetyl-Aluminium, kháng sinh, phân bón lá. Nhưng Coc85, CuSO4, Bordo (Booc Đô) chỉ nên phun riêng.

Nguyên tắc 6: Chỉ nên pha chung các thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh có đối tượng phòng trị khác nhau, cơ chế tác động khác nhau. Không nên pha chung các thuốc có cùng cơ chế tác động hoặc cùng đối tượng phòng trị.

Ví dụ:

  1. Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ nhện với thuốc trừ sâu (miệng nhai), rệp sáp (miệng chích hút); thuốc tiếp xúc, vị độc, xông hơi, làm co cơ, chống lột xác, làm ung trứng phối với thuốc gây độc thần kinh.
  2. Thuốc phòng trừ bệnh: Thuốc phòng bệnh (hoạt chất Propineb, Carbendazim, Zineb, Mancozeb, Thiophanate (TOPSIN-M, TOPLAZ),…) phối thuốc có đặc tính lưu dẫn trị bệnh (NATIVO, TILT SUPER, RAMPART, SCORE, ANVIL, SUMI-EIGHT, ENCOLECTON, AMISTAR,….)

Nguyên tắc 7: Thuốc trừ sâu rầy có thể pha chung với thuốc trừ bệnh, chất điều hòa sinh trưởng hoặc phân bón lá NPK-trung vi lượng, riêng phân bón lá nên dùng loại có hàm lượng các chất thấp hoặc pha ở liều lượng thấp.

Thuốc phòng bệnh (nội hấp, tiếp xúc) có thể pha với phân bón lá NPK- trung vi lượng, thuốc điều hòa sinh trưởng (KELPAK, ATONIK, GA3, CYTOKYNIN, AUXIN, ETHREL, PACLOBUTRAZOL), nhưng phân bón lá dùng ở liều thấp hoặc có hàm lượng các chất thấp khi cây chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh (phun phòng).

Thuốc trị bệnh (lưu dẫn) và khi cây có biểu hiện bệnh (phun trị) thì không nên kết hợp với phân bón lá.

Nguyên tắc 8: Một số loại thuốc nên phun đơn vì rất khó kết hợp như: ALIETTE (Fosetyl-Aluminium), ZIFLO (h/c Ziram), Nano bạc, Bordo, Coc85 và các hợp chất có lưu huỳnh (S) là phân có đặc tính như thuốc phòng vi khuẩn ZnSO4, CuSO4, FeSO4.

Nguyên tắc 9: Những thuốc được cùng một công ty trực tiếp sản xuất thường phối hợp dễ dàng với nhau. Các thuốc giả, nhái, kém chất lượng nếu phối với sản phẩm của các công ty thương hiệu dễ dẫn tới hỏng thuốc.

Nguyên tắc 10: Thuốc dạng hạt (ký hiệu của sản phẩm sau tên thương mại là H, G, GR) thì không nên hòa nước phun.

Nguyên tắc 11: Phối càng nhiều món hay không tuân thủ 10 nguyên tắc trên có thể dẫn tới hư thuốc (đổi màu, kết tủa, thu-tỏa nhiệt, đóng ván, sủi bọt) hoặc kém hiệu quả phòng trừ sâu bệnh.

Ngoài ra, còn số nguyên tắc phụ không để bên trên như: Ca, K, Cu có liên kết dạng hữu cơ như Ca hữu cơ, k-humate, Cu-humate có thể phối hợp với thuốc trừ sâu, trừ bệnh dễ hơn dạng ion Ca, ion K, ion Cu (hóa học).

Với thuốc cỏ chỉ nên phun đơn, chỉ phối hợp với  phân bón lá dạng hữu cơ, acid amin, chất điều hòa sinh trưởng, vitamin khi dùng dạng thuốc cỏ dành cho cây trồng như lúa, đậu, ngô, hành, cà rốt.

Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

– Khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc 4 đúng:

Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ trừ được một số dịch hại nhất định, nhất là thuốc có tính chọn lọc. Yêu cầu chọn phải đúng đối tượng phòng trừ, trong đó ưu tiên thuốc trừ đặc hiệu và các thuốc có tác dụng tương tự.

Đúng lúc: Đó là lúc dịch hại dễ mẫm cảm và dễ chết nhất (tuổi sâu nhỏ 1 – 2, sâu lột xác, trứng nở hoặc bệnh mới xuất hiện, cỏ mới mọc…). Khi cây và thiên địch an toàn nhất và đúng vào thời điểm trong ngày tốt nhất: trời quang khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to… Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng sớm vì cây hấp thụ dễ hơn.

Đúng liều lượng, nồng độ: Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lượng trừ dịch hại đạt hiệu quả, an toàn đối với người và cây trồng. Liều lượng này tính bằng gam, kg hoạt chất a.i hay thuốc thương phẩm cho một đơn vị diện tích hoặc thể tích nhất định. Yêu cầu người sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện, ước lượng gây lãng phí tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Đúng cách: Mỗi loại thuốc thương phẩm có kỹ thuật sử dụng riêng nhất thiết phải tuân thủ.

– Với loại thuốc bột: Yêu cầu phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. Trường hợp thuốc bột ít, có thể trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc cho đều.

– Với loại thuốc phun dạng lỏng: Yêu cầu cân đong pha chế cẩn thận (thuốc và nước thường tính cho bình phun), đổ ít nước vào bình rồi đổ nước khuấy đều cho tan sau đó đổ hết lượng nước quy định. Khi phun cần phun kỹ, đều, tập trung vào nơi có dịch hại.

Nghị định xử phạt thuốc bảo vệ thực vật
Nghị định xử phạt thuốc bảo vệ thực vật

Nghị định xử phạt thuốc bảo vệ thực vật

Quy định mới về xử phạt VPHC khi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Theo đó, phạt tiền từ 40 triệu đến 45 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau:

  • Thuốc hết hạn sử dụng; không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên;
  • Thuốc trong Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm;
  • Thuốc không có tên trong Danh Mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng.

(Hiện hành, bán thuốc BVTV thuộc Danh mục cấm có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng).

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ vào Điều 3, 4,  Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 05/07/2016, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thứ nhất, về hình thức xử phạt

– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gồm: Giấy chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng; Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng; Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng; Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thứ hai, mức phạt tiền quy định

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thứ ba, về trách nhiệm thi hành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi Tiết, tổ chức thi hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành những gì được hướng dẫn.

Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Do hành vi có mức tiền từ 200.000 đến 12.000.000 đồng nên có 02 hướng xử phạt như sau:

Thứ nhất, mức phạt dưới 500.000 đồng, áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thứ hai, mức phạt trên 500.000 đồng  sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:

Bước 1:  Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định tại Điều 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2012. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực này áp dụng theo Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định xử phạt thuốc bảo vệ thực vật“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý về vấn đề dịch vụ soạn thảo mẫu đăng ký lại khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là danh mục được quy định tại Điều 1 Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/09/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam được quy định tại Điều 1 Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/09/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ra sao?

Vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016.
Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm.

Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?


Căn cứ vào Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013, bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài.
Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật.
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng.
Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.
Thêm vào đó, bao gói thuốc bảo vệ thực vật còn được hướng dẫn bởi chương XI Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/06/2015.
– Nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Ngôn ngữ bằng tiếng Việt.
Chứa thông tin đầy đủ hướng dẫn người sử dụng thuốc an toàn.
Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).
Nhãn thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
Bên cạnh đó, nhãn thuốc bảo vệ thực vật còn được hướng dẫn bởi Chương X Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/06/2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm