Một phần quan trọng trong chế độ thai sản là chế độ dưỡng sức sau sinh. Chế độ này giúp lao động nữ có thêm thời gian chăm sóc con, phần nữa là để phục hồi sức khỏe. Vậy pháp luật hiện nay quy định những điều gì về nghỉ dưỡng sức sau sinh? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có thể được giải đáp cụ thể nhất.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghỉ dưỡng sức sau sinh
– Nghỉ dưỡng sức sau sinh là một chế độ của người lao động khi tham gia (và đủ điều kiện hưởng theo quy định) bảo hiểm xã hội. Sau khi người lao động nghỉ chế độ thai sản, họ sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh nếu sức khỏe chưa hồi phục. Tuy nhiên, một số người lao động và cả người sử dụng lao động chưa nắm chắc các quy định pháp luật về vấn đề này, dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng.
Quy định về nghỉ dưỡng sức sau sinh
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
– Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.
Ví dụ : Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.
Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng.
Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội, áp dụng đối với con chết sau cùng.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày“. Như vậy, về nguyên tắc thì sau khi hết thời gian thai sản mà bạn chưa đi làm thì bạn sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh. Nếu hết thời gian thai sản mà bạn đi làm lại thì bạn có thể sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh trong khoảng thời gian 30 ngày đầu quay trở lại làm việc sau khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Tóm lại, để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh thì bạn phải đáp ứng hai điều kiện sau:
Một là, bạn phải xin hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản.
Hai là, bạn phải quay trở lại công ty để làm việc và có căn cứ chứng minh được bạn không đủ sức khỏe để làm việc.
Lưu ý: Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần giấy tờ gì?
Căn cứ vào khoản 2.4 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH thì hồ sơ để hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh như sau:
Trường hợp hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật an toàn vệ sinh lao động là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
Theo quy định trên, khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức thì người sử dụng lao động lập mẫu 01B-HSB để giải quyết chế độ này và người lao động không cần nộp thêm giấy tờ nào khác.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh có được hưởng lương
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì từ ngày 01/07/2017 thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, bạn có thể căn cứ vào mức lương cơ sở trên để tính mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cho mình. Cụ thể, bạn sẽ được hưởng 30% x (1.490.000 : 24 ngày) x số ngày được nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG SỨC SAU SINH
Kính gửi:
– Ban Giám đốc Công ty (1)………………………………..
– Trưởng phòng Hành chính Nhân sự (2)
– Trưởng phòng (3)…………………………………………
Tên tôi là: ………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………….
Số CMND: ………………… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp:………….….
Địa chỉ nơi ở hiện tại (4): …………………………………………………………………..
Đơn vị công tác (5): ……………………………………….. Chức vụ (6): ……………..
Điện thoại liên hệ (7): ……………………………………………………………………….
Ngày …… tháng….. năm.…, tôi có sinh con thứ (8) ……… (Sinh mổ/sinh thường) và đã được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của nhà nước là (9)……. tháng (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).
Tuy nhiên, do sức khỏe còn yếu, không đảm bảo để tiếp tục làm việc nên tôi làm đơn này xin nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh là (10)…… ngày (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).
Kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty, Quý phòng ban xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ tôi.
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc đúng thời gian nêu trên và chấp hành đầy đủ các nội quy của công ty .
Tôi xin chân thành cảm ơn.
…………, ngày …… tháng …… năm…….
Giám đốc(Duyệt) | Phòng Nhân sự(Xác nhận) | Người quản lý(Xác nhận) | Người làm đơn(Ký, ghi rõ họ tên) |
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Nghỉ dưỡng sức sau sinh. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công văn tạm dừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ;xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
Người lao động hết thời gian thai sản mà người lao động chưa đi làm có được hưởng chế dưỡng sức sau sinh không?
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý?
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
Tức là, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Danh sách 01B-HSB).
Đồng thời, để thuận lợi hơn, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.